Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp cụm từ “thẩm tra” trên thời sự, báo chí, internet...đặc biệt, đây là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu thẩm tra là gì? Khi tiến hành khảo sát đặt ra câu hỏi thẩm tra là gì, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết nghĩa cụm từ này. Hãy cùng ACC tìm hiểu thẩm tra là gì và những vấn đề liên quan nhé!
1. Thẩm tra là gì?
Trước hết, để giải thích định nghĩa thẩm tra là gì chưa , ACC đã tổng hợp, nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều văn bản pháp luật, từ điển tiếng Việt, từ điển luật học, báo chí, luận văn… để đưa ra khái quát định nghĩa về thẩm tra như sau:
Thẩm tra là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành và thực hiện hoạt động kiểm tra, xem xét những nội dung cơ bản vấn đề nhất định sau đó đi tới kết luận về tính hợp pháp, tính đúng đắn và tính khả thi của vấn đề đó.
2. Thẩm định là gì?
Hiện nay, rất nhiều người gặp khó khăn giữa việc phân biệt thẩm định thẩm tra bởi 2 khái niệm mang rất nhiều nét tương đồng, hãy cùng tìm hiểu khái niệm thẩm định là gì nhé!
Thẩm định làm việc một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền, nghiệp vụ thực hiện việc đánh giá, xem xét và đi tới kết luận cuối cùng bằng văn bản có giá trị pháp lý về một vấn đề nhất định. Quá trình thực hiện hoạt động thẩm định có thể thực hiện và tiến hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thẩm định hồ sơ, báo cáo, dự án, thiết kế, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật…
3. Phân biệt thẩm tra và thẩm định
Thẩm định và thẩm tra mang rất nhiều nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và chúng tôi sẽ nêu ra một số đặc điểm nổi bật để giúp quý độc giả phân biệt giữa hai khái niệm này:
Thẩm tra | Thẩm định | |
Chủ thể thực hiện | Thể có thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra là những cơ quan, tổ chức tư vấn | Chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thuộc về thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước theo chuyên ngành, lĩnh vực thực hiện |
Tính chất | - Việc thẩm tra mang tính chất quan hệ ngang bằng bởi được thực hiện theo hợp đồng - Quá trình thẩm tra sẽ chi tiết, cụ thể hơn quá trình thẩm định | - Việc thẩm định mang tính chất quan hệ cấp trên, cấp dưới -Quá trình thẩm định khái quát và rộng hơn thẩm tra |
Thẩm định và thẩm tra văn bản pháp luật | Từ điển luật học giải thích khái niệm thẩm tra văn bản pháp luật như sau: “Thẩm tra văn bản pháp luật là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hoặc một ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình UBTVQH. Cơ quan thẩm tra xem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung; phạm vi và tính khả thi của dự án.” | Thẩm định văn bản pháp luật được hiểu là việc cơ quan, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá hoặc xem xét vì một nội dung, hình thức hoặc kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo những trình tự, thủ tục được quy định để đảm bảo văn bản đó được ban hành hợp pháp, chính xác theo quy trình, thủ tục đã được quy định. |
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về thẩm tra là gì và những vấn đề liên quan tới thẩm tra để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về thẩm tra. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận