Thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp là gì? Người yêu cầu giám định là gì? Quyền và nghĩa vụ của người trung cầu và người yêu cầu giám định? Mời bạn đọc có thắc mắc đến với bài viết dưới đây.
1. Thẩm quyền trưng cầu giám định là gì?
1.1. Người có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
- Thủ trưởng cơ quan điều tra (điểm d khoản 2 Điều 36 BLTTHS) hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (khoản 3 Điều 36 BLTTHS); Viện trưởng Viện kiểm sát (điểm đ khoản 2 Điều 41 BLTTHS) hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng (khoản 3 Điều 41 BLTTHS) và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS).
- Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp trong một số trường hợp phạm tội quả tang, vụ việc đơn giản....
1.2. Người có thẩm quyền trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Thẩm phán có thẩm quyền trưng cầu giám định theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết
2. Nội dung văn bản trưng cầu giám định là gì?
Quyết định trưng cầu giám định phải bằng văn bản và có đủ các nội dung sau đây:
- Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
- Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
- Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
- Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
- Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Quyết định trưng cầu giám định được giao hoặc gửi cùng hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định (khoản 3 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.
3. Người trung cầu giám định tư pháp có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Về quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định tại Điều 21 Luật giám định tư pháp như sau:
Thứ nhất, quyền của người trưng cầu giám định:
- Trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thực hiện giám định;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
Thứ hai, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định:
- Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định;
- Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;
- Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp
4. Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền giám định trong tố tụng dân sự?
Căn cứ vào Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định khi Tòa án trưng cầu giám định hoặc khi đương sự có yêu cầu.
Người giám định có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp:
- Người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Có căn cứ cho rằng người giám định không vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
- Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng một vụ án.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì sao?
– Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
– Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
– Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
Cần giám định chữ ký ở đâu?
- Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
- Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc Bộ Công an.
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
Cơ sở pháp lý: Nghị định 85/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 157/2020/NĐ-CP
Quy định về kết luận giám định tư pháp?
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
– Kết luận giám định tư pháp phải có thông tin xác định đối tượng giám định.
XEM THÊM:>>>> Mẫu Quyết định trưng cầu giám định [Cập nhật 2022]
Trên đây là một số thông tin về thẩm quyền trưng cầu giám định. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nội dung bài viết:
Bình luận