Trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng Nghị định hướng dẫn liên quan, đã quy định về các thủ tục liên quan đến thay đổi người đại diện theo pháp luật. Thẩm quyền thay đổi được cụ thể hóa tại Điều 50, Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền thường là một khái niệm được nhắc đến trong quản lý hành chính nhà nước. Xét về mặt ngữ nghĩa, thẩm quyền là quyền thực thi quyền lực, quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề được nội luật hóa
Nhà nước là chủ thể có quyền lực đặc biệt trong xã hội và quản lý xã hội bằng pháp luật. Do vậy, pháp luật là công cụ quản lý nhà nước và Nhà nước có một đội ngũ riêng để thi hành quyền lực này là nhánh Hành pháp. Do vậy, pháp luật được hiện thực bằng việc có một đội ngũ thực hiện những điều được quy định, Nhà nước trao quyền cho họ và họ là người có thẩm quyền
2. Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiểu một cách khái quát hơn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người do pháp luật quy định hoặc do Tòa án chỉ định, có quyền nhân danh vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch, công việc trong phạm vi đại diện. Chủ thể đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân, và các nhân phải có đầy đủ các thông tin về nhân thân như họ và tên đầy đủ, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu và địa chỉ hiện tại
Đại diện theo pháp luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc, giám đốc
- Chủ doanh nghiệp tư nhân
Đây là những người phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh của chính công ty. Trong mỗi loại hình doanh nghiệp có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về thành lập thêm doanh nghiệp và chủ thể này có thể thay đổi nếu doanh nghiệp cảm thấy không phù hợp hoặc vì một số lý do như có án tích, mất năng lực hành vi dân sự,…
3. Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật là ai?
Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật thuộc về cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 216, Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này:
- Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
- Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xét về cơ cấu, tổ chức của phòng đăng ký kinh doanh thì gồm: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
- Đối với cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh. Có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
- Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
- Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
- Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) chỉ có quyền hạn, nhiệm vụ đối với hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và đối với hộ kinh doanh thì thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện). Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4. Thủ tục tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật
Để tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải soạn hồ sơ nộp lên người có thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật. Do đó, hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật theo mẫu Phụ lục II-2 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới có thể là Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu nhưng phải rõ ràng, có hiệu lực và có giá trị công chứng
- Biên bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
- Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức thực hiện nếu trường hợp do người khác thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi hoàn thành xong hồ sơ thì nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) đối với hộ kinh doanh
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật
5.1 Quy định về thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật ở đâu?
Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật được quy định chi tiết tại Điều 216, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
5.2 Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật do ai quy định?
Hiện nay, vấn đề thẩm quyền trong này được quy định trong Nghị định của Chính phủ, do vậy, Chính phủ quy định về thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật và được Bộ kế hoạch và đầu tư cụ thể hóa chi tiết trong thông tư hướng dẫn của mình.
5.3 Thời gian người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật là bao lâu?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp kể từ 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.
Do đó, thông thường hồ sơ không cần sửa đổi, bổ sung thì chỉ 03 ngày là hoàn thành thủ tục
5.4 Lưu ý gì khi hoàn thành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật?
- Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời một lúc
Nội dung bài viết:
Bình luận