Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu (cập nhật 2024)

Việc xác định đúng thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đấu thầu. Vậy pháp luật quy định ai có quyền phê duyệt dự toán gói thầu? Việc phê duyệt được thực hiện khi nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu
Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu

1. Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu là gì?

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu được hiểu đơn giản là quyền của một cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật cho phép họ tiến hành các công việc liên quan để phê duyệt dự toán gói thầu.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Cơ sở pháp lý xác định thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu

  • Luật Đấu thầu năm 2013;
  • Nghị định 10/2021/NĐ-CP;
  • Thông tư 11/2021/TT-BXD;
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

3. Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu là ai?

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu được quy định tại Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 14. Phê duyệt dự toán xây dựng công trình

1. Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

2. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.

3. Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí quy định tại khoản 2 Điều này được gửi cho người quyết định đầu tư."

Mà tại Luật Xây dựng quy định:

Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. (căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014)

Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) để triển khai hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (EPC), dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED, đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án, dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

4. Mẫu tờ trình phê duyệt dự toán cần có những nội dung gì?

Thông thường một mẫu tờ trình phê duyệt dự toán gói thầu sẽ có các nội dung cơ bản sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên đơn vị phê duyệt: Ở góc bên trái văn bản;
  • Thời gian;
  • Tên tờ trình;
  • Nơi gửi;
  • Cơ quan thực hiện;
  • Cơ quan lập dự toán;
  • Kinh phí;
  • Nơi nhận;
  • Ký tên, đóng dấu đầy đủ.

5. Lập dự toán gói thầu vào thời gian nào?

Dự toán là một trong những hạng mục công trình quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng. Dự toán được hiểu là công việc đưa ra những số liệu có liên quan tới một hạng mục, một công việc sắp diễn ra về một công trình xây dựng nào đó.

Để lập dự toán, người lập phải dựa vào những tính toán, những tiêu chuẩn nhất định, những con số trong thực tế làm căn cứ để đưa ra dự đoán, con số hợp lý nhất cho các hạng mục xây dựng.

Hiện nay, dự toán gói thầu xây dựng sẽ được lập trước khi tổ chức, cơ quan lựa chọn nhà thầu xây dựng. Trong hồ sơ đấu thầu xây dựng thì phải bao gồm dự toán gói thầu. Điều này cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thầu cho mỗi công trình xây dựng.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu là gì?

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu được hiểu đơn giản là quyền của một cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật cho phép họ tiến hành các công việc liên quan để phê duyệt dự toán gói thầu.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu. Mọi thắc mắc xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo