Quy Định Về Thẩm Quyền Của Hội Đồng Xét Xử [Chi Tiết 2022]

Trong một phiên tòa luôn luôn có mặt những người quan trọng nhất đó là hội đồng xét xử. Vậy thẩm quyền của hội đồng xét xử là gì? Thẩm quyền của hội đồng xét xử được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời bạn nhé.

Hdxx

Thẩm quyền của hội đồng xét xử

1. Hội đồng xét xử

Hội đồng xét xử là Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.

Pháp luật quy định về thành phần của Hội đồng xét xử theo từng cấp xét xử và loại vụ án.

Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế. Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

2. Nội quy phiên tòa xét xử được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nội quy phiên tòa được quy định cụ thể như sau:

- Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

- Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

- Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố.

- Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi. Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

- Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.

- Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

2. Quy định chung về Hội đồng xét xử

Trước khi tìm hiểu về Hội đồng xét xử gồm những ai? cần nắm được các quy định chung về Hội đồng xét xử.

Pháp luật quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế.

Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử thì Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

3. Hội đồng xét xử gồm những ai?

– Hội đồng xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thành phần Hội đồng xét xử như sau:

Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử

1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Theo quy định trên thì đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm, hội đồng xét xử sẽ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp thì sẽ có hai Thẩm phán và Ba hội thẩm.

– Hội đồng xét xử phúc thẩm:

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn câu trả lời cho câu hỏi thẩm quyền của hội đồng xét xử được quy định như thế nào. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến thẩm quyền của hội đồng xét xử hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo