Tham ô tài sản là gì? Hiện nay, các hành vi tham ô tài sản luôn được điều tra, xác định nhằm có hướng giải quyết kịp thời và có các hình thức xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ đây là hành vi không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích xã hội mà còn lợi dụng sự tín nhiệm của mọi người để thực hiện hành vi phạm pháp. Vậy tham ô tài sản là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.
1. Tham ô tài sản là gì?
Tội tham ô tài sản là một trong những tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
2. Tội tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này (từ Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12, Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015) với lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015).
Phân tích cấu thành pháp lý tội tham ô tài sản
- Chủ thể: Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm ảnh hưởng xấu (mất uy tín, làm suy yếu,…) đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
- Mặt khách quan: Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội.
- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.
3. Chế tài đối với hành vi tham ô tài sản
Khi phạm tội tham ô tài sản ở mức cấu thành cơ bản của Tội tham ô tài sản, người phạm tội có thể bị xử lý với khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù. Tuy nhiên, tùy theo các trường hợp cấu thành tăng nặng cụ thể mà mức phạt có thể lên đến phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung như bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Ý nghĩa của chế tài tham ô tài sản
Việc áp dụng hình phạt chính và một số hình phạt bổ sung đem lại ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tham ô tài sản nói riêng. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung (có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính) giúp tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về tham ô tài sản là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây - ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận