Thẩm định là gì? (Cập nhật 2024)

Trong tất cả các lĩnh vực chúng ta đều thấy xuất hiện việc thẩm định (như trong xây dựng, thương mại, xây dựng văn bản pháp luật,...) Vậy thẩm định là gì? Thẩm định có tác dụng gì trong các lĩnh vực và pháp luật có điều chỉnh gì về vấn đề này không. Sau đây ACC xin đưa ra một số thông tin pháp lý liên quan tới vấn đề này như sau.

Căn cứ pháp lý:

Luật giá số 11/2012/QH13

Luật xây dựng số 50/2014/QH13

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13

Thẩm định là gì? Điều kiện, vai trò và công việc của thẩm định viên
Thẩm định trong các lĩnh vực

1. Thẩm định là gì

Khái niệm thẩm định khá rộng và phổ biến trong nhiều lĩnh vực và các ngành khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

Thẩm định giá

Khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012 quy định như sau: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Thẩm định trong xây dựng

Khoản 36 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 quy định về thẩm định như sau: Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.

Xem thêm quy định về báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu

Vậy khái niệm chung về thẩm định là gì. Có thể hiểu thẩm định là việc nghiên cứu và đưa ra những đánh giá mang tính chất chuyên môn kết hợp với những tiêu chí nhất định trong từng lĩnh vực. Hoạt động thẩm định do các tổ chức, cá nhân có chuyên môn thực hiện. Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thẩm định thiết kế, thẩm định hồ sơ, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật,...

2. Đối tượng và vai trò của thẩm định

Về đối tượng

Như đã nói ở trên, đối tượng của thẩm định rất đa dạng và phong phú có thể kể đến như các lĩnh vực như:

  • Động sản bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Dự án đầu tư , công trình xây dựng,.
  • Thiết kế
  • Đề nghị xây dựng nghị định
  • Dự thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các lĩnh vực này đều rất cần đến hoạt động thẩm định để không có rủi ro nào về chuyên môn xảy ra

Về vai trò

Việc thẩm định đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực trên bởi nó sẽ đánh giá một cách khách quan về chuyền môn đối với từng ngành và từng đối tượng, có thể nói đến các vai trò như sau:

  • Đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công.
  • Giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong xác định trách nhiệm (ví dụ như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,...)
  • Tạo ra các phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp.
  • Làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu của thị trường.

3. Hồ sơ thẩm định dự thảo một nghị định của Chính phủ

Để hiểu rõ hơn khái niệm thẩm định là gì mời các bạn cùng xem qua hồ sơ thẩm định đối với dự thảo một nghị định của Chính phủ: Sau khi đã được Chính phủ đồng ý đề nghị xây dựng nghị định thì các cơ quan chủ quản sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp để tiến hành thẩm định dự thảo. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định (bản giấy)
  • Dự thảo nghị định (bản giấy)
  • Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo nghị định (bản điện tử)
  • Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bản điện tử)
  • Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật này; bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới (bản điện tử)
  • Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này(bản điện tử)
  • Tài liệu khác (nếu có). (bản điện tử)

Trên đây là một số thông tin liên quan để giúp các bạn rõ khái niệm thẩm định là gì. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần sự hỗ trợ từ luật sư thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (597 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo