Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2024)

Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là một thủ tục vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động đấu thầu nói chung, hoạt động lựa chọn nhà thầu nói riêng. Chính vì vậy, pháp luật về đấu thầu luôn dành sự quan tâm nhất định tới việc quy định về Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

tham-dinh-ket-qua-lua-chon-nha-thau-1

Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2023)

1. Căn cứ pháp lý thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014.

2. Trình tự thực hiện thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Bước 1: Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

Bước 4: Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

Bước 5: Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

Bước 6: Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

Bước 7: Phê duyệt: Chủ đầu tư/ Người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Thành phần hồ sơ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Một bộ hồ sơ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gồm những thành phần sau:

  1. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
  2. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;
  3. Biên bản thương thảo hợp đồng;
  4. Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  5. Báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định (Phê duyệt);
  6. Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu những nội dung gì?

- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

- Các nội dung liên quan khác.

5. Thời hạn giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Thời hạn giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là 30 ngày làm việc, bao gồm

- Thẩm định: tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).

- Phê duyệt: tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định.)

6. Phí, lệ phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng (bao gồm cả chi phí thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).

7. Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu?

Thời hạn giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là 30 ngày làm việc, bao gồm

- Thẩm định: tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).

- Phê duyệt: tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định.)

Phí, lệ phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bao nhiêu?

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng (bao gồm cả chi phí thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).

DN tư nhân có được thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.

Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Do vậy, nếu có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu, có chức năng tư vấn đấu thầu và đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thì có thể được chủ đầu tư lựa chọn để thực hiện các công việc đã nêu.

Trên đây là toàn bộ những nội dung quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Cập nhật 2022) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Nếu còn điều gì thắc mắc, ACC luôn sẵn sàng để đồng hành cùng quý vị trong quá trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

Qua bài viết trên, ACC Group đã gửi tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Mong rằng quý khách hàng sẽ hiểu rõ và nắm bắt được thông tin về thủ tục Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Nói tóm lại, nếu có thắc mắc gì về Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, quý khách hàng hãy liên hệ với ACC Group để được giải đáp thêm.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (670 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo