Thái Lan công nhận hôn nhân đồng giới chưa?

Hôn nhân đồng giới đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và quan điểm đánh giá khác nhau. Hiện nay, có nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang hướng tới công nhận, hợp pháp hóa quan hệ hôn nhân đồng giới. Vậy, Thái Lan đã công nhận hôn nhân đồng giới chưa?
Trong khuôn khổ bài viết này, công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này

1. Hôn nhân đồng giới là gì?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Có thể hiểu một cách khái quát, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Như vậy, hôn nhân đồng giới chính là việc hai người cùng giới tính đăng ký kết hôn với nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quốc gia của họ cho phép để xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

2. Thực trạng công nhận hôn nhân đồng giới của thế giới và Thái Lan

2.1. Thực trạng công nhận hôn nhân đồng giới trên thế giới

Hiện nay, vấn đề hôn nhân đồng giới trên thế giới vẫn bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã có nhiều quốc gia công nhận quan hệ hôn nhân này.
Châu Âu là nơi tiên phong trong hôn nhân đồng tính. Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, một số cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch đã tiến hành kết hôn dân sự.
Hà Lan lần đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính, trao nhiều quyền hơn cho người đồng tính vào tháng 4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận hôn nhân đồng tính gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.
Các quốc gia châu Âu khác chỉ cho phép các quan hệ đối tác dân sự yếu hơn đối với cộng đồng LGBT. Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungaria, Italy và Slovenia đã từ chối công nhận hôn nhân đồng tính trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015.
Sau đó, Chính phủ Cộng hòa Czech đã ủng hộ dự thảo luật trên, đưa nước này trở thành thành viên tiêp theo của Liên minh châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Thái Lan Công Nhận Hôn Nhân đồng Giới Chưa
Thái Lan công nhận hôn nhân đồng giới chưa?
Tại châu Mỹ, Canada là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2005.
Vào năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc vào thời điểm loại hình kết hôn này bị cấm ở 14 trong 50 bang ở Mỹ.
Ở Mỹ Latin, sáu quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica đã ký thành luật vào năm 2020.
Thủ đô liên bang của Mexico đã cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính vào năm 2009. Một nửa trong số 32 bang ở nước này đã chấp thuận công nhận hôn nhân đồng tính.
Chile đã hợp pháp hóa các hôn nhân dân sự đồng tính vào năm 2015, và Quốc hội của nước này vào ngày 7/12/2021 đã chính thức thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đầy đủ.
Vào năm 2021, một dự thảo về bộ luật gia đình mới ở Cuba đã mở ra cánh cửa cho hôn nhân đồng giới, nhưng điều này sẽ được đưa vào một cuộc trưng cầu dân ý.
Tại châu Á, vào tháng 5/2019, Đài Loan (Trung Quốc) đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.
Tại Nhật Bản, một tòa án ở miền Bắc Sapporo đã ra phán quyết vào năm 2021 rằng, việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến trong một phán quyết đầu tiên mang tính bước ngoặt về vấn đề này.
Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những nơi duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn đã thông qua luật hôn nhân đồng tính.
Tại Trung Đông, nơi đồng tính bị đàn áp, Israel dẫn đầu về quyền của người đồng tính, công nhận hôn nhân đồng giới vốn bị cấm ở những nơi khác.
 Đối với châu Phi, Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính, được hợp pháp hóa vào năm 2006.

2.1. Thực trạng công nhận hôn nhân đồng giới ở Thái Lan

Ngày 15/6, Quốc hội Thái Lan đã thông qua 4 dự luật khác nhau, hiện được hợp nhất thành hai đề xuất đối lập - ủng hộ hôn nhân đồng giới hoặc quan hệ đối tác dân sự đồng tính - để các nghị sĩ bỏ phiếu.
Trong đó, chính phủ nước này ủng hộ quan hệ đối tác dân sự giữa những người đồng giới hơn. Phó thủ tướng Wissanu Krea-ngam trước đó cho biết quan hệ này cũng dễ được các nhà lãnh đạo tôn giáo chấp nhận hơn..
Với dự luật mới, Thái Lan đã tiến một bước gần hơn để trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

3. Vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam hiện nay

Trước đây, trong Luật hôn nhân và gia đinhnăm 2000, việc kết hôn đồng giới tại Việt Nam bị cấm bởi quy định: "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đang có hiệu lực thi hành thì từ 1/1/2015, quy định này đã bị bãi bỏ.
Mặc dù trong quy định mới vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nhưng đây có thể coi là bước ngoặt trong vấn đề hôn nhân đồng giới. Bởi với quy định này có thể hiểu những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Cụ thể:

- Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;

- Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo