Hiện nay sau khi hoàn thành chương trình học Đại học, nhiều bạn sẽ có mong muốn học lên thạc sĩ. Để hiểu rõ hơn về tấm bằng thạc sĩ này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Thạc sĩ là gì? của chúng tôi.
Thạc sĩ là gì?
1. Thạc sĩ là gì?
Thạc sĩ là chức danh dùng để chỉ người có học vấn sâu rộng, trình độ chuyên ngành vững chắc sau khi được học nâng cao cùng kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy trước đó họ sẽ có thêm kiến thức liên nghành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học chuyên ngành đào tạo.
Thạc sĩ trong tiếng anh còn được gọi là Master, đây là cấp bậc trên cấp cử nhân dưới cấp tiến sĩ, sau khi hoàn thành chương trình đại học và có bằng cử nhân bạn có thể học lên Thạc sĩ với nhiều chương trình khác nhau và nhiều lĩnh vực để lựa chọn phù hợp với chuyên ngành mình đang theo đuổi.
2. Các loại bằng thạc sĩ
Hiện nay Thạc sĩ có nhiều loại bằng khác nhau dựa trên các ngành học cũng như điều kiện đầu vào và thường được chia làm 3 loại phổ biến như sau
2.1 Bằng Thạc sĩ học thuật
Chương trình đào tạo thạc sĩ học thuật sẽ đem đến nguồn kiến thức tự nhiên xã hội tổng quát, bao gồm:
- Thạc sĩ khoa học xã hội: bằng thạc sĩ khoa học xã hội còn được biết đến là Master of Art ( viết tắt là MA) bao gồm các khóa học về truyền thông, giáo dục, ngôn ngữ, văn học, địa lý, lịch sử và âm nhạc..
- Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS,MSc): bằng thạc sĩ bày được trao cho những cá nhân sau khi hoàn tất các khóa học về khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học, kĩ thuật, y tế hay thống kê. Một số ngành như kinh tế có thể được xem là ngành khoa học tư nhiên – xã hội, sinh viên có thể lựa chọn xem bằng của mình được gọi tê là gì. đối với những ngành như vậy, người ta thường cho rằng bằng MS có “sức nặng hơn” bằng MA ở một số nơi.
2.2 Bằng thạc sĩ nghiên cứu
Bằng thạc sĩ sẽ bao gồm 3 loại dưới đây:
- Master of Research (viết tắt là MRes): bằng thạc sĩ nãy sẽ tập trung đào tạo sinh viên trở thành một nghiên cứu sinh. Đây là một lợi thế với các sinh viên mong muốn theo học tiến sĩ hoặc bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bởi khóa học này đòi hỏi khối lượng kiến thức cao hơn MA và MSc, vì vậy bạn cần suy nghĩ trước khi lựa chọn.
- Master by Research (viết tắt là MPhil): đây là khóa học cho phép sinh viên nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực cụ thể một cách cụ thể để hoàn thành dự án của mình. Bằng này là tiền đề cho những ai muốn học lên tiến sĩ. Tại một số nơi các sinh viên coi khóa học này là một cách trải nghiệm bản thân trước khi chính thức theo đuổi con đường học lên tiến sĩ. Thời gian sinh viên bỏ ra để học chương trình này kéo dài hơn so với những chương trình khác.
- Master of Studies (viết tắt là MSt): là bằng chỉ được giảng dạy ở một số trường (Oxford, Cambridge, Canberra và Dublin) yêu cầu các sinh viên tham gia các giờ học trên lớp cũng như hoàn tất luận văn hoặc bài kiểm tra giống như MA và MSc. Trong một vài trường hợp, sinh viên sở hữu bằng MSt sẽ được theo học tạm thời chương trình tiến sĩ. Sự ra đời của bằng Master of Studies xuất phát từ nhu cầu thự tế tại các khối trường Oxbridge (Oxford và Cambridge) và Dublin. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân khoa học sẽ được cấp bằng MSt nhưng đối với những sinh viên muốn có bằng MSt thì phải hoàn tất ít nhất một chương trình sau Đại học.
3. Điều kiện học thạc sĩ
Để học thạc sĩ, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Riêng đối với chương trình định hướng nghiên cứu thì yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.Trong đó, ngành phù hợp là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ.
- Cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải học bổ sung trước khi dự tuyển.
- Đối với các ngành quản trị và quản lý được đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm các ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
(2) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể, ứng viên phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(3) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thạc sĩ là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận