Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Các tên gọi của nước ta qua các thời kỳ lịch sử?
Các tên gọi của nước ta qua các thời kỳ lịch sử?
1. Các tên gọi của nước ta qua các thời kỳ lịch sử?
Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.
Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình".
Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa chí" đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên
Nhà nước Ðại Cồ Việt là Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Người có công xây dựng nên nhà nước này là Ðinh Bộ Lĩnh (hay Ðinh Tiên Hoàng).
Ðại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Năm Mậu Tuất (968) vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Ðại Thắng Minh Hoàng Ðế.
Trước đó, trong bối cảnh nhà Ngô suy tàn, các sứ quân nổi lên giành quyền ở khắp nơi. Lịch sử nhắc đến 12 sứ quân chiếm giữ 12 vùng miền của đất nước. Các sứ quân này đều có xu hướng bành trướng quyền lực của mình và ly khai khỏi chính quyền trung ương. Ðất nước bị đẩy vào cảnh binh đao, loạn lạc. Người dân chịu nhiều khốn khổ, điêu linh. Sự phân liệt, cát cứ và tranh giành quyền bính đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và vận mệnh của quốc gia. Ðứng trước nguy cơ này, Ðinh Bộ Lĩnh đã dũng cảm và mưu lược từng bước đánh bại các sứ quân và thống nhất đất nước. Khi đã nắm trong tay toàn bộ thiên hạ, ông thành lập Nhà nước Ðại Cồ Việt và lên ngôi Hoàng đế.
Việc thành lập Nhà nước phong kiến tập quyền Ðại Cồ Việt có một ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?
Bắt đầu từ triều Nguyễn (1804), nước ta mang quốc hiệu Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hai chữ “Việt Nam” được sử dụng với tư cách là quốc hiệu và được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, theo các cứ liệu lịch sử thì hai từ Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có bộ sách với nhan đề “Việt Nam thế chí” do Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn.
Tên gọi đầu tiên của nước ta là gì?
Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, triều đại nào thịnh vượng nhất?
Nếu xét sự thịnh vượng trên phương diện “dân giàu” chứ không phải sự tập trung quyền lực, thì hai triều đại nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) mới là thịnh vượng nhất.
Xem thêm: Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Các tên gọi của nước ta qua các thời kỳ lịch sử? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận