Technical SEO là gì? Cách tối ưu hóa Technical SEO chi tiết
Trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization), Technical SEO là một khía cạnh quan trọng giúp cải thiện hiệu suất và thân thiện với công cụ tìm kiếm của trang web. Điều này bao gồm các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của trang web, nhằm đảm bảo các công cụ tìm kiếm hiểu và đánh giá trang web một cách tốt nhất. Trong bài viết này của Công ty Luật ACC, chúng ta sẽ giới thiệu Technical SEO là gì và cung cấp các cách tối ưu hóa chi tiết để cải thiện khả năng tìm thấy và xếp hạng của trang web.
1/ Technical SEO là gì?
Technical SEO, còn được gọi là kỹ thuật SEO, là quá trình tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật trên trang web và thu thập dữ liệu để đáp ứng yêu cầu của các công cụ tìm kiếm, nhằm cải thiện thứ hạng trang web. Việc tối ưu hóa bao gồm các hoạt động như cải thiện trang chuyển hướng và tăng tốc độ tải trang. Technical SEO giúp giảm thiểu các sự cố khi công cụ tìm kiếm truy cập, thu thập dữ liệu và hiểu cấu trúc trang web.
Các công cụ tìm kiếm luôn ưu tiên các trang web tuân thủ các quy tắc quản trị mà họ đặt ra. Đối với Google, sự chính xác, tính dễ truy cập và thân thiện với người dùng là những yếu tố quan trọng. Tóm lại, Technical SEO là quá trình giúp cải thiện các yếu tố kỹ thuật trên trang web, đảm bảo tính thân thiện và tăng lượng truy cập tự nhiên mà không cần đầu tư chi phí.
2/ Vì sao Technical SEO lại quan trọng với website
Các công cụ tìm kiếm, bao gồm Google, đều quan tâm đến việc cung cấp nội dung hữu ích và liên quan nhất đến người dùng. Để đạt được điều này, việc chỉ đơn giản đăng bài lên website chưa đủ. Tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật là điều cần thiết, vì nếu không, trang web sẽ không được bot của Google tìm thấy để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Kết quả là, trang web sẽ không xếp hạng, khó tiếp cận người dùng và mất đi lượng truy cập đáng kể.
Nói chung, Technical SEO là một kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu suất website và mang lại những lợi ích cụ thể sau:
- Cải thiện tốc độ tải trang web: Dù trang web của bạn có nội dung hay đến mấy mà thời gian để load trang quá lâu thì vẫn không được công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Quá trình thực hiện Technical SEO sẽ giúp trang web cải thiện tốc độ tải trang bằng cách sử dụng plugin chất lượng như WP Rocket, tối ưu SEO hình ảnh, video,…
- Điều hướng cho công cụ tìm kiếm: Kỹ thuật SEO sử dụng sơ đồ XML để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu từ website. Khi các công cụ nắm được lộ trình cụ thể của trang web thì chúng sẽ dễ dàng lập chỉ mục vad xếp hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm hơn.
- Tăng độ bảo mật website: Các công cụ tìm kiếm rất quan tâm đến độ bảo mật thông tin cho người dùng của website, luôn có sự ưu tiên cho các trang web đã cài chứng chỉ SSL. Do đó khi tối ưu Technical SEO bạn cũng cần quan tâm đến bảo mật thông tin và bảo mật cho dữ liệu website.
- Cải thiện khả năng tương thích: Hiện nay, không chỉ máy tính PC, laptop mà các thiết bị lướt web ngày càng đa dạng, phải kể đến là điện thoại thông minh và tablet. Website được tối ưu phần kỹ thuật sẽ giải quyết tốt khả năng tương thích của website trên nhiều loại thiết bị.
- Tăng lượng traffic tự nhiên cho web: Mục tiêu cuối cùng của SEO website chính là việc kéo lượng truy cập cho trang web càng nhiều càng tốt. Technical SEO chính là phương pháp tối ưu hóa website của bạn theo tiêu chuẩn công cụ tìm kiếm đặt ra. Nhờ việc website được xếp hạng, người dùng sẽ biết đến tự tồn tại của trang web và truy cập vào thông qua thao tác tìm kiếm.
3/ Các yếu tố quan trọng trong Technical SEO
Đối với quy trình thực hiện Technical SEO, những yếu tố quan trọng cần xem xét để kiểm tra kỹ thuật SEO website bao gồm:
- Khả năng tương thích điện thoại di động.
- Tốc độ tải trang.
- Internal link, External link.
- Schema.
- Duplicate content/Thin content.
- Lỗi thu thập dữ liệu.
- Hình ảnh, alt text.
- Độ bảo mật web.
- Cấu trúc URL.
- Trang 404.
- Chuyển hướng 301.
- Thẻ Canonical.
- Sitemap XML.
- Cấu trúc website.
Một website đáp ứng các tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm cần đảm bảo tính an toàn khi truy cập, tốc độ tải nhanh, dễ thu thập thông tin, điều hướng web rõ ràng, dễ thao tác và không chứa các nội dung, liên kết trùng lặp. Bên cạnh đó, website phải thiết lập hệ thống hỗ trợ người dùng ngay cả khi việc tải trang gặp các sự cố như lỗi 404, chuyển hướng trang 301.
Đồng thời, một trang web tối ưu cần có cấu trúc dữ liệu rõ ràng để công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và hiểu nội dung trên web của bạn. Yếu tố này thường được thể hiện dưới dạng lược đồ và sitemap XML. Tuy nhiên cũng đừng quá tối ưu Technical SEO sẽ đánh mất sự tự nhiên của một website và gây ảnh hưởng tới thứ hạng SEO.
4/ Cách tối ưu Technical SEO cơ bản
Nếu bạn là một SEOer mới thì đầu tiên hãy tập làm quen với những yếu tố Technical SEO cơ bản sau:
Khả năng tương thích điện thoại di động
Hiện nay Google ưu tiên việc thu thập thông tin và lập chỉ mục website từ quan điểm đánh giá của người dùng di động. Nếu website của bạn không thân thiện với các thiết bị di động của người dùng thì sẽ gặp nhiều bất lợi khi xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể xem chi tiết hơn trong bài viết sau của Google: https://developers.google.com/search/mobile-sites/mobile-first-indexing?hl=vi
Ngay cả các website chuyên nghiệp cũng thường gặp một số sự cố khi người dùng truy cập trên thiết bị di động. Hầu như chỉ khi có thông tin khiếu nại, góp ý từ người dùng thì những vấn đề đó mới được phát hiện và cải thiện.
Để phát hiện các lỗi phát sinh này, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console kiểm tra tính thân thiện của website với thiết bị di động. Google sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cụ thể các lỗi chưa tối ưu hóa trên website để bạn cải thiện.
Link kiểm tra: https://search.google.com/test/mobile-friendly
Cải thiện liên kết nội bộ
Khi thực hiện tối ưu Technical SEO, liên kết nội bộ cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Hệ thống liên kết nội bộ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin trên website đồng thời người dùng có thể khám phá nội dung các trang web một cách thuận tiện.
Xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ, nhất quán sẽ giúp làm nổi bật từ khóa cũng như tạo dòng chảy của traffic giữa các trang web có lượng truy cập lớn đến các web mới xây dựng. Do vậy, khi tạo nội dung trên trang web, hãy cố gắng chèn từ 1-3 liên kết nội bộ hợp ngữ cảnh. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả SEO web cho bạn và công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục nội dung website của bạn nhanh chóng hơn.
Bên cạnh lợi ích của việc đặt các liên kết trên website mang lại thì bạn cũng cần phải có theo tác kiểm tra các đường dẫn này trên trang web của mình. Các trang web được trỏ đến có thể bị di chuyển hoặc xóa bỏ, điều này dẫn đến liên kết đặt trên web bị hỏng.
Khi kiểm tra các liên kết nội bộ trên website, bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
- Độ sâu lần nhấp: Độ sâu lần nhấp cho biết số lần nhấp cụ thể vào một trang từ trang chủ. Con số này càng thấp càng tốt, con số lý tưởng là dưới 3. Bạn có thể dùng công cụ Website Auditor theo link https://www.link-assistant.com/website-auditor/, chọn mục Cấu trúc trang rồi chọn mục Trang, kết quả độ sâu nhấp chuột sẽ được hiển thị trên một cột.
- Liên kết bị hỏng: Các liên kết bị hỏng sẽ gây hại cho hiệu quả SEO cũng như trải nghiệm người dùng. Bạn cần phát hiện và cập nhật sớm nhất có thể.
- Các trang mồ côi: Các trang mồ côi sẽ không được liên kết với bất kỳ trang nào trên website của bạn. Điều này sẽ khiến công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy chúng.
Xóa bỏ Duplicate content/ Tối ưu Thin content
Nội dung trùng lặp (duplicate content) là các khối nội dung có sự trùng lặp xuất hiện trên cùng domain hoặc tại các domain khác. Còn thin content là những bài viết có độ dài quá ngắn hoặc không chuyên sâu. Việc tồn tại những nội dung này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng SEO web.
Để kiểm tra duplicate content/thin content trên website, bạn có thể sử dụng những công cụ cực thông dụng sau:
- Raven Tools: Công cụ này sẽ đưa ra thông báo về các trang có nội dung bị duplicate content, thin content mà bạn cần cập nhật.
- Audit Website: Tại mục Content Quality sẽ có các cảnh báo về việc có tồn tại duplicate content, thin content trên web của bạn hay không.
- Copyscape: Công cụ này sẽ giúp kiểm tra những nội dung trùng lặp trên website của bạn với những trang web khác. Trong đó, bạn sẽ tải các URL lên và xem có những nội dung nào trong bài viết cũng xuất hiện ở những trang web khác hay không.
Lỗi thu thập dữ liệu
Lỗi thu thập dữ liệu trên website xảy ra khi công cụ tìm kiếm cố gắng truy cập vào trang web nhưng không thành công do các sự cố xảy ra. Điều này sẽ cản trở việc xếp hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn cần phải tìm cách hạn chế tối đa số lần truy cập không thành công của công cụ tìm kiếm.
Các lỗi thu thập dữ liệu cơ bản gồm:
- Lỗi website: Đây là các lỗi từ nội dung trang web ngăn cản việc truy cập và thu thập dữ liệu của bots, có thể là lỗi DNS, lỗi máy chủ hoặc do bots thu thập không thành công. Bạn có thể kiểm tra xem có phải do website bị sập, có thông báo lỗi máy chủ hay không. Để khắc phục, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp DNS để đảm bảo website đã được thiết lập đúng và có thể kết nối máy chủ. Hoặc nâng cấp máy chủ và loại các mã ngăn tải trang không cần thiết để việc truy cập của bots được nhanh chóng hơn.
- Lỗi URL: Lỗi URL xảy ra với một số trang nhất định chứ không phải toàn bộ domain. Các lỗi thường gặp như: Lỗi URL dành cho thiết bị di động, lỗi Google tin tức, lỗi phần mềm độc hại. Các lỗi này thường do nguyên nhân thiếu tiêu đề, thiếu mô tả thông tin, các nội dung hiển thị không phải một bài tin tức,… Hãy đảm bảo trang web của bạn chứa đầy đủ các thông tin đó để Google có thể thu thập dữ liệu.
Hình ảnh, alt text
Một kỹ thuật SEO web thường bị bỏ qua nhưng nó là một cơ hội tốt để tăng hiệu quả SEO đó là việc tối ưu hình ảnh và thêm Alt text. Ngoài chất lượng hình ảnh phù hợp và tối ưu dung lượng để cải thiện tốc độ tải trang thì việc thêm Alt text (văn bản thay thế) cũng rất quan trọng.
Alt text sẽ giúp hiển thị hình ảnh khi người dùng tìm kiếm bằng văn bản mô tả. Như vậy, khi thêm Alt text cho hình ảnh trong bài viết sẽ giúp tăng khả năng bài viết được tiếp cận đến nhiều người dùng hơn, điều này sẽ mang lại tác động tích cực đến xếp hạng trang web.
Cách đặt Alt text hiệu quả trong Technical SEO cần các yếu tố:
- Thẻ Alt mô tả cụ thể nhất nội dung hình ảnh để phân biệt nó với các hình ảnh khác khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
- Thẻ cần ngắn gọn, súc tích, tối đa 125 ký tự.
- Thẻ Alt của các hình ảnh trên web là độc lập và duy nhất, không trùng lặp.
Cấu trúc URL
Cấu trúc URL được tối ưu hóa sẽ khiến người dùng dễ nhớ hơn và giúp tăng khả năng nhận diện cho website. Các quy tắc cần lưu ý khi đặt URL gồm:
- Chỉ sử dụng chữ cái thường không dấu.
- Các từ cách nhau bằng dấu “-”.
- URL nên đặt ngắn gọn, làm nổi bật từ khóa, không nhồi nhét từ khóa.
- Tránh sử dụng các ký hiệu đặc biệt như “#, &,…” và ngày tháng.
Ngoài các quy tắc trên, bạn nên lồng ghép các đường dẫn một cách hợp lý để tối ưu trang web. Ví dụ: Bạn có thể cài đặt URL “https://banhangonline.vn/dotreem/ao-quan-tre/ “ thay vì đặt là https://banhangonline.vn/ao-quan-tre/.
Việc lồng ghép thêm nội dung vào URL vừa giúp người dùng nhanh chóng hiểu được họ đang xem nội dung của phần mục nào. Đồng thời khi đó công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng nắm được các chỉ mục và xếp hạng nội dung của bạn phù hợp hơn.
Trang 404
Lỗi 404 là một lỗi thường gặp khi người dùng nhập sai URL hoặc truy cập vào một URL đã bị sửa, xóa. Bạn cần phải tối ưu web để cải thiện trải nghiệm cho người dùng bằng cách:
- Cung cấp các lựa chọn khác cho người dùng với các nội dung liên quan.
- Thiết lập cấu trúc phần menu, header, footer cho trang 404 như các trang thông thường để người dùng dễ dàng chuyển tiếp đến trang khác.
- Sử dụng từ ngữ thân thiện, lịch sự để thông báo tới họ trang này không còn khả dụng.
- Điều hướng người dùng đến các trang khác.
Chuyển hướng 301
Chuyển hướng 301 là việc thực hiện điều hướng người dùng đến một trang web mới một cách toàn bộ với các lý do như:
- Trang cũ bị lỗi.
- Trang cũ đã được chuyển sang trang khác.
- Khi domain web được chuyển đổi.
- Khi một trang bị xóa đi.
Việc thiết lập chuyển hướng 301 trong kỹ thuật SEO rất quan trọng. Nếu không cài đặt điều hướng này phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả SEO cũng như trải nghiệm người dùng.
Để cài đặt chuyển hướng 301 cho trang web bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Chỉnh sửa trực tiếp trên code: Bạn tìm đến tệp đuôi .htaccess trong thư mục gốc của website và thực hiện chỉnh sửa trong đó.
- Chỉnh sửa bằng plugin trên WordPress: Cách làm này khá đơn giản, bạn chỉ cần cài plugin Redirection và vào phần cài đặt để chỉnh sửa chuyển hướng 301.
Thẻ Canonical
Thẻ Canonical ( hay “rel= canonical”) là cách thức thông báo cho công cụ tìm kiếm về một URL nào đó là phiên bản của một URL gốc khác mà bạn muốn hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu, thẻ Canonical có tác dụng hợp nhất các URL tương tự về nội dung trên các đường dẫn khác nhau.
Đối với Technical SEO, việc sử dụng Canonical mang tại hiệu quả thiết thực, tránh gây ra sự trùng lặp về nội dung URL dễ gây cản trở cho công cụ tìm kiếm. Thẻ Canonical sẽ chỉ định một URL chính mà bạn muốn người dùng nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm thay cho các kết quả tương tự. Đồng thời, nó còn giúp tránh việc các bot Google mất thời gian thu thập dữ liệu từ các trang có nội dung trùng lặp.
Sơ đồ Sitemap XML
Sitemap có vai trò như một bản đồ điều hướng trình thu thập dữ liệu tìm đến website của bạn, nhất là các trang quan trọng chứa thông tin dịch vụ, sản phẩm. Việc tạo sơ đồ XML cho trang web khá đơn giản, nhất là đối với website trên WordPress. Trường hợp website của bạn sử dụng plugin Yoast SEO hay Rank Math SEO thì sitemap XML sẽ được tạo tự động. Nếu không, bạn vẫn có thể sử dụng công cụ khác như Screaming Frog để tạo sitemap XML.
Sau khi đã hoàn thiện Sitemap XML, bạn gửi sơ đồ cho Google qua Google Search Console. Bạn cần đảm bảo sơ đồ XML đáp ứng các yêu cầu:
- Sạch sẽ: Sơ đồ web không được chứa bất kỳ lỗi nào, loại bỏ các chuyển hướng và URL có khả năng chặn lập chỉ mục. Các yếu tố này sẽ khiến cho Google bỏ qua sơ đồ web của bạn.
- Ngắn gọn: Nên thiết lập sitemap ngắn gọn, chứa các trang quan trọng. Nếu có hơn 50.000 URL trong đó, Google sẽ bỏ qua mà không thu thập thông tin website.
- Cập nhật: Cần bổ sung các nội dung mới của trang web vào sơ đồ để Google có thể khám phá các nội dung mới trên website nhanh nhất.
- Đã đăng ký Google Search Console: Cần chắc chắn rằng bạn đã gửi sitemap qua Google Search Console để Google biết về sơ đồ web của bạn.
Cấu trúc website
Cấu trúc website có vai trò quan trọng như một bộ khung định hình toàn bộ website, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các nội dung trong trang web. Một website có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được nội dung họ cần níu chân người dùng ở lại lâu hơn. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục web một cách dễ dàng.
Khi tối ưu hóa website, việc điều hướng và thiết lập cấu trúc website là vô cùng cần thiết để tạo nên thành công của SEO. Đặc biệt, một website xây dựng cấu trúc tốt sẽ cung cấp các sitelink hiển thị trên trang chính kết quả tìm kiếm, đây là một lợi thế lớn cho trang web.
Các bước để tạo cấu trúc website cơ bản như sau:
- Xây dựng cấu trúc phân cấp: Khi mới bắt đầu xây dựng website, bạn cần tạo cấu trúc phân cấp hợp lý ngay từ đầu. Một trang web thông thường sẽ có từ 2-7 mục chính, mỗi mục sẽ có các chuyên mục con. Đây sẽ là cơ sở điều hướng và là cấu trúc URL cho hệ thống nội dung trên trang web.
- Tạo cấu trúc URL điều hướng phân cấp: Khi đã có cấu trúc phân cấp rồi thì bạn dễ dàng tạo cấu trúc URL điều hướng phân cấp cho website theo các phân mục.
- Tạo điều hướng trong HTML/CSS: Nên sử dụng code HTML và CSS để tạo menu. Phương pháp này sẽ an toàn hơn việc sử dụng code Javascript, Flash, Ajax bởi các code này sẽ hạn chế Google tiếp cận thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
- Tạo cây phân cấp không quá 3 mức: Khi tạo các phân mục không nên quá 3 mức. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái cho người dùng và cả bot Google khi phải quá nhiều lần để đến được trang cần thiết.
- Tạo Menu trên Header liệt kê danh mục: Tạo Menu các mục được phân chia cụ thể kèm theo các phân mục nhỏ. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng CSS, nên dùng anchor text thay vì hình ảnh để tối ưu SEO tốt nhất.
- Xây dựng liên kết nội bộ cho website: Tạo liên kết nội bộ để thiết lập hệ thống phân cấp thông tin, tạo luồng chia sẻ sức mạnh Pagerank giữa các trang, tăng sự kết nối mật thiết của toàn bộ website.
Một số câu hỏi liên quan
1/ Technical SEO có ý nghĩa gì trong chiến lược SEO của một trang web?
Technical SEO đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO của trang web bởi nó tập trung vào các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của trang web. Khi tối ưu hóa Technical SEO, trang web sẽ trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, dễ dàng được hiểu và đánh giá, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng và tăng lưu lượng truy cập từ người dùng.
2/ Các yếu tố kỹ thuật chính trong Technical SEO là gì?
Các yếu tố kỹ thuật quan trọng trong Technical SEO bao gồm: tối ưu cấu trúc URL, sitemap, robots.txt, tốc độ tải trang, responsive design (thiết kế đáp ứng), sử dụng SSL (Secure Sockets Layer), cấu trúc thẻ header và thẻ meta, xử lý lỗi trang (404, 301), và các yếu tố kỹ thuật liên quan đến hình ảnh và video.
3/ Làm thế nào để thực hiện tối ưu hóa Technical SEO cho trang web?
Để tối ưu hóa Technical SEO cho trang web, bạn cần kiểm tra và cải thiện các yếu tố kỹ thuật như cấu trúc URL, sitemap, robots.txt và tốc độ tải trang. Hãy đảm bảo trang web có thiết kế đáp ứng và sử dụng SSL để bảo mật dữ liệu. Kiểm tra và cải thiện cấu trúc thẻ header và thẻ meta, xử lý các lỗi trang hiển thị như 404 và 301, và tối ưu hóa hình ảnh và video để giảm tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Nội dung bài viết:
Bình luận