Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, từ từ anh sẽ uống. Những câu từ hài hước khi nói về rượu bia có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trên mạng xã hội, người ta nghĩ rằng rượu bia là để xả stress để vui thú. Điều đó không sai nhưng khi ta lạm dụng sử dụng nhiều thức uống này quá mức có thể dẫn đến những hậu quả không lường. Vậy Tệ nạn rượu bia là gì? Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn rượu bia? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Tệ nạn rượu bia là gì? Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn rượu bia?
1. Tệ nạn rượu bia là gì?
Trích từ Khoản 1, 2, Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì “rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước” .
Khi nhắc đến rượu bia mọi người hầu như đều nghĩ đến những tác hại nghiêm trọng của việc làm dụng thức uống vô cùng phổ biến này. Ví dụ như là ảnh hưởng, tác động tới sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Việc uống bia rượu không chỉ còn là tập quán của người Việt Nam nữa mà tốc độ tiêu thụ bia, rượu tăng vọt trở thành tệ nạn của xã hội.
Hiện nay, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành. Bia rượu là những chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần người sử dụng. Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe Một trong những tác hại điển hình là gây ra tai nạn giao thông trong khi tham gia giao thông mà bị say bia rượu.
Thực tế cho thấy chúng ta trong cuộc vui hay khi bàn việc làm ăn với đối tác việc uống quá chén không còn là xa lạ thậm chí nếu bạn không uống sẽ bị cho là không nể mặt người mời. Việc uống rượu bia có thể dẫn đến mất kiểm soát không làm chủ được hành vi lại thực hiện hành vi tham gia giao thông bằng xe máy hoặc ô tô có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Tệ nạn rượu bia là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi lạm dụng thức uống này gây ra những hành vi vi phạm pháp luật chuẩn mực đạo đức hay thuần phong mỹ tục có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn rượu bia:
Tệ nạn rượu bia ngày càng nghiêm trọng bởi những nguyên nhân sau:
– Đồ uống rượu bia phổ biến, giá cả phải chăng
Khách hàng người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp các biển quảng cáo rượu bia từ các trang mạng xã hội đến biển quảng cáo lề đường. Với giá cả phù hợp với người tiêu dùng, hương vị đa dạng với nhiều loại có nồng độ cồn khác nhau mang lại nhiều trải nghiệm thú vị mới mẻ cho người dùng. Thức uống này đã lan rộng và chiếm thị phần không nhỏ trong thị phần đồ uống hiện nay trên thị trường.
– Quán và cửa hàng buôn bán rượu bia vỉa hè đến nhà hàng cao cấp trải dài khắp các tỉnh thành từ nông thôn đến thành phố
Những quán rượu bia từ chuyên cung cấp rượu như đại lí đến các quán karaoke, quán bar, quán ăn vỉa hè, quán nhậu vỉa hè, nhà hàng bình dân, khách sạn thậm chí là tiệm tạp hóa cũng có sẵn rượu bia để cung cấp cho khách hàng.
– Văn hóa tiếp rượu bia trên bàn tiệc hay khi bàn công việc hợp tác
Văn hóa nhậu không chỉ có nước ta mà nó thịnh hành ở nhiều quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… Mọi người đều biết người Nhật nổi tiếng là một trong những đất nước có cường độ làm việc cao nhất thế giới. Một ngày làm việc của họ có thể kéo dài 10 – 12 tiếng. Ngoài bàn làm việc, họ hầu như ít có cơ hội kết nối xung quanh. Do đó, những buổi tiệc nhậu sẽ là cơ hội tuyệt vời để họ tìm hiểu sâu giao lưu về đồng nghiệp của mình, nếu không muốn công việc cũng bị ảnh hưởng theo.
Cũng như đất nước mặt trời mọc, dân văn phòng Hàn Quốc chuộng đi nhậu với đồng nghiệp sau giờ làm việc và những người không biết nhậu cũng cố gắng tham gia. Việc càng từ chối lại giống như việc không nể mặt mũi ở nước ta. Họ uống rất nhiệt tình đến say mềm, có thể đi nhậu 2 – 3 tăng, từ bia, rượu ta cho đến rượu tây. Văn hóa uống rượu trên bàn công việc gần như là một việc không thể thiếu. Mọi người hầu như quan niệm rằng đó như một hình thức giúp cho việc hợp tác thành công, thuận lợi tăng tình cảm hợp tác đôi bên.
Ở Việt Nam thì cứ kiểu: vào 3 ra 7, không say không về, rồi nào là phải lên đều dù tửu lượng không ai giống nhau, rồi ép uống, không uống kêu là không nể mặt, xong bắt đầu có tí men là khích bác nhau…Vì vậy nếu bạn là một dân văn phòng thì hãy học cách giao tiếp khéo léo tránh uống quá nhiều mà vẫn đem lại niềm vui trên bàn nhậu. Nếu uống quá nhiều bạn tuyệt đối không nên tham gia điều khiển các loại phương tiện giao thông. Điều này gây nguy hiểm cho chính bạn và cả người tham gia giao thông khác.
– Thuế rượu bia chưa cao
Hiện tại, thuế đối với rượu bia ở Việt Nam còn khá thấp, chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, thuế dao động từ 40% đến 85% giá bán lẻ. Một nghiên cứu xuyên quốc gia cho thấy thuế đối với bia ở Việt Nam chỉ bằng 1/2 thuế đối với bia ở Australia, New Zealand và Thái Lan. Điều này khiến lượng tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đứng trong top thế giới, nhiều hãng bia hàng rượu phát triển thu được doanh thu lớn mà đóng thuế ít, điều này không mang lợi lợi ích cho đất nước, thuế không tương xứng với tác hại nó gây ra cũng như doanh thu cao ngất mà các nhãn hàng bia rượu thu được.
3. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia?
Điều 5 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. – Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
– Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. – Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
– Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
4. Các biện pháp khắc phục tệ nạn rượu bia ?
Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng được đề cập tại Điều 24 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020)
– Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
– Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng;
– Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư;
– Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;
– Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài những biện pháp nêu trên thì ta có thể kiểm soát nhu cầu sử dụng, kiểm soát việc cung cấp, giảm tác hại của việc lạm dụng , hoàn thiện pháp luật cơ chế ,…Vì một tương lai đất nước phát triển hãy hạn chế sử dụng rượu bia điều đó không tốt cho chính sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Trên đây là các thông tin về Tệ nạn rượu bia là gì? Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn rượu bia? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận