Cùng với sự phát triển của đời sống, tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Hiện nay, tệ nạn xã hội đang trở thành vấn nạn, cần được xã hội quan tâm và tìm biện pháp khắc phục. Một số tệ nạn như ma túy, mại dâm, cờ bạc,…. Cùng ACC tìm hiểu thêm về Tệ nạn cờ bạc là gì/? Quy định pháp luật liên quan.
1. Thế nào là tệ nạn cờ bạc?
1.1 Khái niệm
1.2 Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn cờ bạc
Nguyên nhân chính những người chơi: Xuất phát lớn nhất vẫn là từ lòng tham của con người. Họ nghĩ rằng họ có thể kiếm được tiền mà không cần làm. Mất họ lại càng dồn tâm vào để kiếm lại.
Nguyên nhân từ truyền thống từ lâu đời của Việt Nam: Trong những lễ hội hay lễ tết người dân Việt Nam hay tổ chức những trò chơi như chọi gà, xóc đĩa, ba cây, tú lơ khơ để giải khuây coi đây là một trò chơi không thể thiếu trong những dịp này dần dần nó trở thành truyền thống và thói quen.
1.2 Biện pháp phòng và chống tệ nạn cờ bạc
Người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật không thực hiện các hành vi mà pháp luật đã nghiêm cấm, chúng ta cần hiểu rõ được những vấn nạn này, cần có những ngăn chặn kịp thời và hợp lý.
Nhà nước cần có những chính sách phát triển kinh tế vùng miền hợp lí để tạo ra sự phát triển cân bằng, giảm thiểu phân hóa giàu nghèo, tạo nhiều việc làm khuyến khích những người đang thất nghiệp có việc làm.
Cần tăng cường hoàn hệ thống khung phápp lý về tệ nạn cờ bạc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong công tác phòng, chống. Chúng ta cần có chế tài xử phạt nghiêm minh để tệ nạn không xảy ra.
2. Quy định của pháp luật về tội đánh bạc
“Điều 321. Tội đánh bạc1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
2.1 Cấu thành tội phạm đánh bạc
Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm đánh bạc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự công cộng, an ninh, an toàn xã hội. Ảnh hưởng đến lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của xã hội. Được xem như là một tệ nạn của xã hội.
Mặt chủ thể của tội phạm.
Là cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo luật quy định, không thuộc chủ thể đặc biệt. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sđbs 2017) thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội danh mà mình gây ra là từ đủ 16 tuổi trở lên (riêng đối với các tội danh rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi).
Như vậy với độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc ăn tiền thì là các cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt khách quan của tội phạm.
Hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá. Số tiền thỏa thuận từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hay dưới 5.000.000 mà thuộc những trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc chưa được xóa án tích về tội tổ chức đánh bạc mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm.
Mặt chủ quan của tội này là người phạm tộiđánh bạc ăn tiền với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình là phạm pháp, trái với đạo đức xã hội nhưng vẫn cố tình và quyết tâm thực hiện hành vi đến cùng. Với mục đích nhằm thu lợi cá nhân, lấy tiền tài sản của người thua bạc.
Xem thêm bài viết Tội cờ bạc là gì?
2.2 Hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 02 khung, cụ thể như sau:
-Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
-Khung 2 (khoản 2): Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
-Hình phạt bổ sung: Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Xem thêm bài viết Tội đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự mới nhất
3. Câu hỏi thường gặp
Tội xem đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào?
Tội xem đánh bạc không bị xử lý Hình sự cũng như xử phạt hành chính. Tuy nhiên thì người phạm tội sẽ có thể bị tích thu tài sản nếu như có mặt tại sòng bạc để xem đánh bạc. Tuy nhiên người xem đánh bạc bị cơ quan công an bắt giữ và phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia chơi. Trong trường hợp đó thì người xem đánh bạc sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu tài sản của người xem đánh bạc dưới hình thức tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm. Do vậy người ngồi xem đánh bạc muốn nhận lại tài sản của mình thì phải chứng minh mình không tham gia vào đánh bạc và mình chỉ xem không tham gia chơi. Trên thực tế thì việc chứng minh này đối với người xem đánh bạc thì không hề dễ dàng.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Tệ nạn cờ bạc là gì/? Quy định pháp luật liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận