Mỗi nhà nước có cách phân loại quyền lực khác nhau như phân quyền và tập quyền. Vậy tập quyền là gì? Phân loại tập quyền là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Tập quyền là gì?
1. Tập quyền là gì?
- Tập quyền là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thể hiện việc tập trung quyền lực vào tay một người hoặc một cơ quan, tổ chức.
- Ở nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay vua.
- Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ở Việt Nam, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
2. Nguyên tắc của tập quyền là gì?
- Tập quyền tập trung mọi quyền lực vào tay các cơ quan trung ương. Các cơ quan này nắm trong tay quyền quyết định mọi vấn đề từ trung ương đến địa phương.
- Chế độ tập quyền có phân chia trách nhiệm thông qua phân công, phân cấp, ủy quyền phổ biến hơn và đến nay vẫn còn tồn tại, đặc trưng là chế độ tản quyền - là một hình thức của tập quyền.
3. Phân loại tập quyền là gì?
2.1. Tập quyền tuyệt đối
- Đây là hình thức cơ quan nhà nước trung ương trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương, nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm tất cả các chức vụ cấp cao của các cơ quan đầu não ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
- Mọi hoạt động của chính quyền địa phương đều theo mệnh lệnh từ một trung tâm duy nhất ở trung ương. Đây là mô hình chính quyền của hầu hết các quốc gia thời cố đại.
2.2. Tập quyền có phân chia trách nhiệm
- Không một cá nhân nào có thể tự mình cai quản đất nước. Theo mô hình tập quyền phân chia trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương được chính quyền trung ương phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong những phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm trong những phạm vi đó.
- Chính quyền địa phương thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước trung ương, các cơ quan này còn thực hiện các chức năng của địa phương. Cơ quan địa phương chịu sự chỉ đạo trực tiếp, chịu sự kiểm soát chặt chẽ, thống nhất từ một cơ quan đầu não ở trung ương
- Mô hình này vẫn đảm bảo chế độ tập trung và tiện lợi, tuy nhiên nó đòi hỏi sự phân công, phân cấp, ủy quyền phải rõ ràng, chế độ kiểm soát phải chặt chẽ và chế độ trách nhiệm phải nghiêm minh, nếu không cũng dễ tập trung quan liêu hoặc phân tán, tự do tùy tiện.
4. Ưu, nhược điểm của chế độ tập quyền là gì?
3.1. Ưu điểm
- Bộ máy hành chính trung ương tập trung mọi quyền lực trong tay, đại diện cho quyền lợi chung của quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi địa phương, không có mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương.
- Phối hợp được hoạt động của các địa phương ở tầm chiến lược, dung hoà quyền lợi trái ngược giữa các địa phương với nhau.
- Hệ thống pháp luật và chế độ quản lý nhà nước được thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương.
3.2. Hạn chế
- Do xa địa phương nên các cơ quan trung ương không lưu ý đến và ít hiểu biết đặc điểm của mỗi địa phương, không nắm bắt kịp thời tinh hình, tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân địa phương, vì thế một số chính sách của trung ương ban hành hoặc không khả thi ở địa phương hoặc không được dân địa phương ủng hộ.
- Do phải quản lý nhiều công việc nên bộ máy hành chính trung ương cồng kềnh, nhiều tầng, nấc và bận rộn, quá tải. Các cơ quan hành chính trung ương không thể theo dõi và giải quyết kịp thời mọi vấn đề của địa phương.
- Ít tạo điều kiện để phát huy tính tự quản và sáng tạo của địa phương
5. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tập quyền là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến tập quyền là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về tập quyền là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận