Hướng dẫn tạo mã vạch EAN-13 VECTOR đơn giản nhất

Mã vạch chắc hẳn không còn quá xa lạ trong cuộc sống, khi chúng thật sự mang đến nhiều lợi ích trong việc quản lý sản phẩm, cũng như truy xuất thông tin. Trong bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn về Hướng dẫn tạo mã vạch EAN-13 VECTOR đơn giản nhất

Hướng Dẫn Tạo Mã Vạch Ean 13 Vector đơn Giản Nhất

Hướng dẫn cách tạo mã vạch trong word, excel đơn giản nhất

1. Mã vạch là gì? 

Mã vạch là một phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin được hiển thị theo dạng ký hiệu chuyên biệt, mã vạch tạo ra để đáp ứng việc quản lý hàng hóa thuận lợi hơn, giúp kiểm soát sản phẩm dễ dàng và tăng hiệu suất.

Mã vạch được xây dựng trên 1 ký hiệu gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu thị mẫu tự, ký hiệu và số. Tuy với mắt thường bạn nhìn vào mã vạch sẽ khó biết được nó là gì, nhưng chính những thay đổi về độ rộng của mã vạch và khoảng trắng sẽ biểu thị thông số hay chữ số dưới dạng mà máy quét mã vạch có thể đọc được.

Phần mà người dùng có thể hiểu về mã vạch được thể hiện dạng chữ số. Khi nhìn vào dãy số này, người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã vạch của các quốc gia trên thế giới.

Có rất nhiều loại mã vạch nhưng để truy xuất thông tin sản phẩm người ta thường dùng mã EAN vì chúng là mã vạch toàn cầu. Mỗi mã EAN được cấu tạo bởi 4 thành phần: mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.

Mã quốc gia thường mã 3 số đầu, của Việt Nam là 893, 690 – 695 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan (Thailand). Chính vì mã số quốc gia mà nhiều người tiêu dùng tinh ý chỉ cần nhìn vào mã vạch là biết chúng có xuất xứ từ đất nước nào.

Một số ứng dụng quét mã vạch trên điện thoại cũng có thể giúp bạn biết được nguồn gốc xuất xứ, thông tin của sản phẩm một cách chi tiết.

>>Để hiểu thêm về cách đăng ký mã vạch sản phẩm mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm cùng Công ty Luật ACC

2. Tạo mã vạch EAN-13 VECTOR tại web Barcode Generator

Bước 1: Để tạo mã vạch vector, đầu tiên các bạn vào trang Barcode Generator

Bước 2: Tại giao diện của Website. Các bạn chọn loại Barcode cần tạo. Barcode thông dụng được in trên bao bì của Việt Nam thường là EAN-8 và EAN-13

Bước 3: Kế đến trang tiếp theo, Bạn nhập dụng dung Barcode vào ô “CODES”. Các thông số khác bạn để mặc định

Riêng tại ô Background Colour. Có 3 lựa chọn là “Standard (white), Use Defined và None (Transperent). Tương ứng với các kiểu Background của Barcode là: Màu trắng, Màu setting theo thông số và trong suốt (không nền). Chọn xong, các bạn nhấn “Genarate”

Bước 4: Các bạn chọn định dạng tải về và lưu về máy

3. Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm

– Mã số mã vạch EAN-13.

+ Về phần mã số:

EAN-13 bao gồm 13 chữ số được chia thành 04 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm theo thứ tự từ trái qua phải như sau:

  • Nhóm 1: Bao gồm 03 chữ số đầu tiên: đây là vị trí ghi nhận mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam mã quốc gia là 893.
  • Nhóm 2: Bao gồm 04 chữ số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp sẽ do quốc gia cấp cho doanh nghiệp là thành viên nước mình, cụ thể ở Việt Nam sẽ là EAN-VN cấp, mã này sẽ được công nhận và lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu của EAN thế giới.
  • Nhóm 3: Bao gồm 05 chữ số tiếp theo là mã số của hàng hóa, do đơn vị sản xuất quy định cho hàng hóa của mình, và phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số không được trùng lặp.
  • Nhóm 4: Gồm 01 chữ số cuối cùng là số kiểm tra, được tính dựa trên những con số ở trước đó và để kiểm tra những số này có đúng hay không.

Ví dụ có một dãy mã số: 8 9 3 4 4 8 1 2 2 3 5 9 2
Vậy trong đó: [8 9 3] – là mã quốc gia của Việt Nam; [4 4 8 1] – là mã doanh nghiệp ở Việt Nam; [2 2 3 5 9] – là mã số hàng hóa của doanh nghiệp; [2] – là số kiểm tra.
Trên đây là phần mã số EAN 13 chữ số được thực hiện ở Việt Nam, lượng chữ số trong từng nhóm có thể thay đổi tùy từng quốc gia khác nhau: Nhóm 1 có thể chứa từ 2-3 chữ số; Nhóm 2 có thể có 4, 5 hoặc 6 chữ số; Nhóm 3 cũng tương tự, có thể có từ 4.5 hoặc 6 chữ số tùy vào số lượng của Nhóm 2 trước đó đã có bao nhiêu chữ số; 01 chữ số cuối cùng ở nhóm 4 sẽ luôn là số kiểm tra.
+ Về phần mã vạch:
Phần mã vạch là các khoảng đen trắng được sắp xếp xen kẽ và song song nhau, theo đó lần lượt ghi các dãy số ký hiệu theo thứ tự từ trái qua phải là mã số quốc gia, mã số doanh nghiệp, mã số hàng hóa và số kiểm tra. Đặc biệt, trong vùng mã vạch ở trước vạch đầu tiên và sau vạch cuối cùng đều phải có một khoảng trống, khoảng trống này có vai trò vô cùng quan trọng, nếu không để lại khoảng trống này, hoặc in gì lên đó đều có thể gây cản trở tới việc đọc mã vạch.
Theo tiêu chuẩn thì toàn bộ khu vực để ghi mã vạch EAN-13 là 25.93 mm chiều cao và 37.29 mm chiều dài.

Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách tạo mã vạch trong word, excel đơn giản nhất. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo