Tạo dáng công nghiệp bao gồm từ việc hình thành ý tưởng, phác hoạ, thiết kế tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc nhằm tạo ra một sản phẩm có giá trị văn hoá. Tạo dáng phải có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp và các sản phẩm dân dụng trong đời sống hàng ngày. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về: Tạo dáng công nghiệp là gì? [Cập nhập 2022].
1/ Tạo dáng Công nghiệp là gì?
Tạo dáng công nghiệp là một môn khoa học nghệ thuật mang tính ứng dụng kết hợp giữa thuộc tính mỹ thuật và tính ứng dụng.
Tạo dáng công nghiệp bao gồm từ việc hình thành ý tưởng, phác hoạ, thiết kế tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc nhằm tạo ra một sản phẩm có giá trị văn hoá. Tạo dáng phải có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp và các sản phẩm dân dụng trong đời sống hàng ngày.
Trên thế giới việc thiết kế tạo dáng sản phẩm được đánh giá rất cao, vì thế có nhiều trung tâm tạo dáng ra đời nhằm phục vụ những ý tưởng của các nhà thiết kế. Ở Việt Nam có nhiều trường đào tạo chuyên ngành tạo dáng công nghiệp như trường Đại học Dân lập Văn Lang, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội hoặc khoa Tạo dáng công nghiệp của Viện Đại học mở Hà Nội.
Tạo dáng công nghiệp bao gồm rất nhiều chuyên ngành: thiết kế thời trang, trang trí nội thất, kiến trúc, đồ họa máy tính, gốm công nghiệp, thiết kế đồ chơi trẻ em, sơn mài, thiết kế trang sức v.v. Sản phẩm của các chuyên ngành tạo dáng công nghiệp đều thực hiện bằng sự phối hợp giữa trình độ thẩm mỹ, năng khiếu nghệ thuật, kiến thức khoa học tự nhiên và tri thức văn hóa, xã hội.
2/ Kiến thức khi học Tạo dáng Công nghiệp
Sinh viên khoa Tạo dáng Công nghiệp được trang bị những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học, tâm lý học, giáo dục thể chất, ngoại ngữ...thuộc phần giáo dục đại cương. Phần giáo dục chuyên nghiệp sinh viên được trang bị những kiến thức về cốt lõi nghệ thuật chuyên ngành, cốt lõi lỹ thuật chuyên ngành, kiến thức về sáng tác thiết kế và thể hiện chất liệu chuyên ngành...
Sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành những nhà thiết kế có lý luận khoa học và thực tiễn về mỹ thuật công nghiệp, có tư duy thẩm mỹ về thiết kế, tạo dáng công nghiệp, có khả năng thực hiện các sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp và nhu cầu của đời sống xã hội đặt ra.
Trong nhiều năm qua, nhiều thế hệ giảng viên và sinh viên khoa Tạo dáng Công nghiệp ngoài nhiệm vụ giảng dạy, học tập, còn tham gia sáng tác nhiều tác phẩm mỹ thuật và đạt giải thưởng cao, thiết kế nhiều công trình mỹ thuật thuộc công trình mỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành có giá trị thẩm mỹ, giá trị ứng dụng phục vụ xã hội.
3/ Học Tạo dáng Công nghiệp ở đâu?
Khoa tạo dáng Công nghiệp có chức năng và nhiệm vụ đào tạo họa sỹ thiết kế chuyên ngành Tạo dáng Công nghiệp, Thiết kế Đồ chơi, Thiết kế Thủy tinh và Thiết kế Kim loại với các hệ đạo học chính quy, cao đẳng chính quy, hoàn thiện kiến thức nhằm phụ vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội.
Chức năng, nhiệm vụ chính của khoa là đào tạo các cử nhân Mỹ thuật Công nghiệp từ 5 ngành, có khả năng thiết kế, tạo dáng và trang trí các sản phẩm công nghiệp, mẫu đồ chơi trẻ em, các sản phẩm thủy tinh, kim loại, dệt.
Gồm 5 ngành:
- Ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm Công nghiệp
- Ngành thiết kế tạo dáng Đồ chơi và phương tiện học tập
- Ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm Thủy tinh
- Ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm Kim loại
- Ngành thiết kế trang trí Dệt
Khoa còn tham gia nghiên cứu, sáng tác và tư vấn chuyên môn về Mỹ thuật Công nghiệp trong các lĩnh vực, hướng dẫn giảng dạy cho các cơ sở đào tạo trong nghề, ứng dụng các sáng tác mẫu cho các cơ sở sản xuất và các môi trường văn hóa, xã hội trong và ngoài nước.
Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập từ năm 1949 với tên gọi Trường Quốc gia Mỹ nghệ. Năm 1962 trường đổi tên thành trường Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp thì ngành Trang trí Công nghiệp (tiền thân của khoa Tạo dáng Công nghiệp) cũng đồng thời được thành lập và phụ trách ngành là họa sỹ Lưu Công Nhân.
Năm 1965, nhà trường vế Hà Bắc sơ tán lần thứ nhất thì ngành Trang trí Công nghiệp được chuyển lên thành khoa Công nghiệp - Đồ chơi và chủ nhiệm khoa là họa sỹ Lê Nguyên Lợi (tu nghiệp tại CHDC Đức cũ).
Từ buổi ban đầu, khoa chỉ có hai ngành là ngành Trang trí Công nghiệp và Thiết kế Đồ chơi. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Trang trí Công nghiệp là họa sỹ Lê Nguyên Lợi, sau có họa sỹ Lê Hiền Phú (tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc), họa sỹ Phạm Phú Uynh (tốt nghiệp đại học ngành thiết kế tạo dáng tại CHDC Đức cũ). Giảng viên giảng dạy ngành Thiết kế Đồ chơi là họa sỹ Ngô Mạnh Quỳnh, họa sỹ Ngô Tôn Đệ (tu nghiệp tại CHDC Đức) và họa sỹ Vũ Phạm Mai San. Năm 1972, nhà trường về Vĩnh Phú sơ tán lần thứ hai thì sáp nhập bốn ngành: Thiết kế Đồ họa, Trang trí Nội thất, Trang trí Công nghiệp, Thiết kế Đồ chơi thành khoa Mỹ thuật Công nghiệp và chủ nhiệm khoa là họa sỹ Đường Ngọc Cảnh (tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thiết kế Đồ họa tại Liên Xô cũ)
Năm 1976 khoa Mỹ Thuật Công nghiệp được tách ra làm ba khoa: khoa Đồ họa, khoa Nội thất và khoa Tạo dáng Công nghiệp và ngành Thiết kế Đồ chơi.
Trong những thập kỷ qua, đã có nhiều sinh viên của trường được cử ra nước ngoài học tập đó là họa sỹ Trần Ngọc Canh (tốt nghiệp đại học chuyên ngành thiết kế tạo dáng của NCS tại Tiệp Khắc cũ), họa sỹ Đỗ Thiên Du (tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thiết kế tạo dáng tại Liên Xô cỹ và tốt nghiệp NCS tại Tiệp Khắc cũ), họa sỹ Lê Huy Văn (Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thiết kế tạo dáng tại CHDC Đức cũ). Một số khác được giữ lại trường để tạo nguồn tăng cường cho đội ngũ giảng viên của ngành Tạo dáng Công nghiệp đó là: họa sỹ Ngô Tiến Hưng, họa sỹ Đỗ Ngọc Tiến (tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thiết kế Tạo dáng tại Liên Xô cũ), họa sỹ Nguyễn Xuân Tiến, họa sỹ Nguyễn Thái Nguyên (tốt nghiệp đại học Liên Xô cũ). họa sỹ Nguyễn Danh Kim (tu nghiệp tại Liên Xô cũ), họa sỹ Nguyễn Cảnh Thước, tham gia thỉnh giảng. Sau là họa sỹ Đỗ Quốc Vỵ (tốt nghiệp ngành Điêu khắc). họa sỹ Lê Quý Hải, họa sỹ Nguyễn Anh Tuấn, họa sỹ Đỗ Đình Tuyến.
Ngành Đồ chơi cũng được tăng cường đội ngũ giảng viên tu nghiệp tại Trung Quốc trở về như họa sỹ Lê Vạn Ngọc, họa sỹ Trần Thu Hương, họa sỹ Đinh Công Hiệu, họa sỹ Lê Tế Mỹ, sau là họa sỹ Nguyễn Vọng Hương và thạc sỹ Lê Thị Bằng tham gia thỉnh giảng môn Tâm lý học.
Năm 1978 ngành Trang trí Kim loại được thành lập và được biên chế trong khoa Tạo dáng Công nghiệp. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành là họa sỹ Vũ Duy Đĩnh (tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thiết kế Trang sức tại CHDC Đức cũ) giảng dạy chuyên về Trang sức, họa sỹ Nguyễn Đức Sứng (tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Kim loại và NCS tại Liên Xô cũ), sau là họa sỹ Nguyễn Thy Sơn, họa sỹ Lưu Thị Gương, họa sỹ Bùi Anh Khoa. Từ đây, khoa Tạo dáng Công nghiệp có ba chuyên ngành đào tạo là ngành Tạo dáng Công nghiệp, ngành Thiết kế Đồ chơi và ngành Thiết kế Kim loại. Đến năm 1988 thì ngành thiết kế Kim loại được chuyển sang khoa Mỹ thuật truyền thống.
Năm 1978 ngành Thiết kế Thủy tinh được thành lập và biên chế vào khoa Mỹ thuật Truyền thống cho đến năm 1988 thfi chuyển sang khoa Tạo dáng Công nghiệp. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành là họa sỹ Phan Bá Thọ (tốt nghiệp đại học chuyên ngành thiết kế thủy tinh tại Liên Xô cũ), họa sỹ Nguyễn bá Anh (tốt nghiệp thiết kế thủy tinh tại Liên Xô cũ), họa sỹ Trịnh Ngọc Lân (tốt nghiệp đại học thiết kế thủy tinh ại liên xô cũ), họa sỹ Trịnh Ngọc Lâm (tốt nghiệp đại học tại Liên Xô cũ) tham gia thỉnh giảng. Sau là họa sỹ Nguyễn Xuân Nghị, họa sỹ Bùi Quang Hải (tốt nghiệp đại học Thiết kế Thủy tinh tại Liên Xô cũ), họa sỹ Trịnh Tuân, họa sỹ Bùi Anh Hùng và kỹ sư Nguyễn Phương Loan tham gia thỉnh giảng môn Hóa silicat.
Năm 1999, từ ngành Trang trí Kim loại, tiến sỹ Nguyễn Đức Sứng về giữ cương vị chủ nhiệm khoa Tạo dáng Công nghiệp và giảng dạy chuyên ngành Trang trí Kim loại. Cùng về giảng dạy chuyên ngành này có họa sỹ Bùi Anh Khoa.
Từ năm 1999 đến nay, khoa Tạo dáng Công nghiệp có bốn chuyên ngành là: ngành tạo dáng Công nghiệp, ngành Thiết kế Đồ chơi, ngành Thiết kế Đồ chơi, ngành Thiết kế Thủy tinh và ngành Thiết kế Kim loại.
Trong những năm qua, chương trình đào tạo của khoa Tạo dáng Công nghiệp luôn được hoàn thiện và đổi mới. Đội ngũ họa sỹ giảng viên trong khoa đã không ngừng phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tế nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng nhiệm vụ của nhà trường và yêu cầu của xã hội về công tác đào tạo họa sỹ chuyên ngành, đặc biệt trong giai đoạn mới, giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Sinh viên thuộc khoa Tạo dáng Công nghiệp được học tập, sáng tạo nghệ thuật và tốt nghiệp ra trường ngày càng đông. Đáp ứng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Trên đây là một số thông tin về Tạo dáng công nghiệp là gì? [Cập nhập 2022] - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận