Súng đồ chơi à một trong những món đồ chơi phổ biến của trẻ em hiện nay. Vậy, cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nha.
Trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi bố mẹ có bị phạt không? (Cập nhật 2023)
1. Tội tàng trữ súng đồ chơi là gì?
Tội tàng trữ súng đồ chơi là hành vi vi phạm pháp luật về việc cất giữ súng đồ chơi mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đây là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Dù với mục đích giải trí cũng không nên dùng để tránh vi phạm pháp luật.
Như vậy, hành vi tàng trữ súng đồ chơi tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt với các mức độ tường ứng cụ thể như sau.
2. Các loại đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm
Danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm theo Quyết định 464/BNV gồm:
+ Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn:
+ Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại;
+ Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ.
+ Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn
+ Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.
Theo đó, súng là một loại đồ chơi nguy hiểm, có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cho nên, tàng trữ súng đồ chơi là một hành vi vi phạm pháp luật hiện hành.
3. Xử phạt hành chính đối hành vi sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi
Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối những người cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi cụ thể như sau:
1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
Bên cạnh hình phạt chính còm có hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm cho trẻ em sử dụng súng đồ chơi, tàng trữ súng đồ chơi.
Như vậy, cha mẹ cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm của hành vi theo quy định của pháp luật.
4. Xử phạt hình sự đối với hành vi cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi
Căn cứ tại Bộ Luật hình sự 2015 quy định xử phạt đối với hành vi cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi cụ thể như sau:
"1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, súng đồ chơi thuộc danh mục đồ chơi bị cấm sản xuất nếu đối tượng cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi thì sẽ bị xử lý theo quy định hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội.
5. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật hình sự 2015 số: 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn về tội cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, ACC nêu rõ tội tàng trữ súng đồ chơi cho quý khách hàng được biết rõ.
6.Câu hỏi liên quan đến sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi
Các loại đồ chơi không được sử dụng, tàng trữ?
Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn:
+ Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại;
+ Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ.
Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn
Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.
Mức xử phạt khi sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi là bao nhiêu?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;
Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Biện pháp khắc phụ hậu quả của việc sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi?
Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm
Tàng trữ, sử dụng súng đồ chơi có bị truy cứu hình sự không?
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiền cao nhất 300.000.000 đồng, phạt tù cao nhất đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tội cho trẻ em sử dụng, tàng trữ súng đồ chơi cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về tàng trữ súng đồ chơi vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận