Nhiều người dân hiện nay khi đi ra ngoài vào ban đêm thường tàng trữ dao tự chế, kiếm, mã tấu,… trong người để phòng ngừa bất trắc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy tàng trữ dao tự chế để phòng thân có bị phạt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Tàng trữ dao tự chế có bị phạt không? (Cập nhật 2023)
1. Tàng trữ dao tự chế là gì?
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Như vậy nếu dao tự chế là dao găm thì tàng trữ dao tự chế vi phạm quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015.
Việc xác định dao tự chế có phải vũ khí hay không có ý nghĩa trong việc xác định chính xác căn cứ pháp lý áp dụng, đồng thời cũng là cách để phân biệt tính chất nguy hiểm của các loại hành vi phạm tội.
Tàng trữ dao tự chế là cất giấu bất hợp pháp dao tự chế tại một địa điểm mà người khác không biết mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất.
2. Cấu thành tội tàng trữ dao tự chế
2.1. Về chủ thể
- Tội tàng trữ dao tự chế được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự.
2.2. Khách thể
- Tội tàng trữ dao tự chế xâm phạm vào những quy định của nhà nước về quản lý vũ khí thô sơ nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
2.3. Mặt khách quan
- Tội tàng trữ dao tự chế thực hiện hành vi tàng trữ trái phép dao tự chế tại nhà, phòng làm việc, trụ sở cơ quan, phương tiện giao thông, túi xách,…đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ dao tự chế khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.4. Mặt chủ quan
- Tội tàng trữ dao tự chế được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
3. Hình phạt khi tàng trữ dao tự chế
3.1. Xử phạt hành chính
- Khi xem xét đến việc tàng trữ dao, kiếm trong người có bị xử phạt hành chính không thì phải xem xét đến mục đích của việc tàng trữ.
- Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì tàng trữ dao tự chế bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi “tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác”
- Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 3-6 tháng.
Như vậy mục đích tàng trữ dao tự chế để gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác là yếu tố để quyết định cá nhân tàng trữ dao tự chế có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không.
3.2. Xử lý trách nhiệm hình sự
- Theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào tàng trữ dao tự chế đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.
- Nếu cá nhân, tổ chức có hành vi tàng trữ dao tự chế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích, thiệt hại đến sức khỏe hoặc làm chết người, thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình ở đây là hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 108 hoặc Tội vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật hình sự 2015.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật hình sự 2015 số: 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Tàng trữ giao, kiếm tự chế bị phạt bao nhiêu tiền?
Tàng trữ dao, kiếm tự chế có thể bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với tội: "Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;“
5.2 Tàng trữ dao tự chế bị phát hiện có bị tịch thu không?
Bên cạnh bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, thì hình phạt bổ sung được áp dụng là “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính “.
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về tội tàng trữ dao tự chế không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về tội tàng trữ dao tự chế uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về tội tàng trữ dao tự chế của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tội tàng trữ dao tự chế cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về tội tàng trữ dao tự chế vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận