Chúng ta hay được nghe đến các cụm từ như tầm vĩ mô, kinh tế vĩ mô, nhưng ít ai biết và hiểu được ý nghĩa của các cụm từ này. Ngay khi nghe thấy cụm từ này, chúng ta sẽ liên tưởng đến thứ gì đó lớn hoặc rất lớn, rộng khắp và bao quát. Vậy tầm vĩ mô là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tầm vĩ mô là gì? (cập nhật 2023).
Tầm vĩ mô là gì?
1. Tầm vĩ mô là gì?
Vĩ mô là là cụm từ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn, tùy vào cách sử dụng thì vĩ mô có thể là danh từ hoặc tính từ, theo đó danh từ sẽ được hiểu theo quy mô lớn nhất và bao quát toàn hệ thống, còn tính từ chỉ phạm vi toàn bộ của nền kinh tế, trái nghĩa với vĩ mô là vi mô.
2. Kinh tế học vĩ mô là gì?
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học.
Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế như sản lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế v.v. Nó nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể thống nhất.
* Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.
* Phạm vi nghiên cứu: tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.
* Phương pháp nghiên cứu: Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng
* Các trường phái kinh tế học vĩ mô: Chủ nghĩa Keynes; Trường phái tổng hợp; Trường phái tân cổ điển; Chủ nghĩa kinh tế tự do mới; Trường phái cơ cấu;….
* Ví dụ: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến tổng cầu. Sự tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đến tổng cầu, sự tương tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô như thế nào?….
Kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích những tế bào kinh tế cụ thể, còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, tức là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các tế bào kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế.
Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.
3. So sánh vi mô và vĩ mô
Trái ngược với vĩ mô thể hiện sự bao quát thì vi mô lại mang hàm ý nhỏ hơn, tầm sâu rộng không cần quá nhiều so với vĩ mô. Sau đây là so sánh giữa vi mô và vĩ mô:
– Giống nhau:
Mặc dù kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có những giác độ khác nhau, tuy nhiên về mặt kinh tế học thì bộ phận cấu thành đều cần bổ sung cho nhau và không thể chia cắt được.
Theo đó kinh tế vĩ mô sẽ điều chỉnh khi cần thiết trong nền kinh tế về quản lý nhà nước sẽ cần có cả sự quản lý kinh tế vi mô để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.
- Khác nhau:
Cơ sở để so sánh | Kinh tế vi mô | Kinh tế vĩ mô |
Ý nghĩa | Nghiên cứu hành vi của một người tiêu dùng cá nhân, công ty, gia đình được gọi là Kinh tế học vi mô. | Nghiên cứu hành vi của toàn bộ nền kinh tế, được gọi là Kinh tế vĩ mô. |
Giao dịch với | Biến kinh tế cá nhân | Biến kinh tế tổng hợp |
Ứng dụng kinh doanh | Áp dụng cho các vấn đề hoạt động hoặc nội bộ | Các vấn đề môi trường và bên ngoài |
Phạm vi | Các đề khác nhau như nhu cầu, cung cấp, giá cả sản phẩm, giá cả nhân tố, sản xuất, tiêu dùng, ,.. | Các vấn đề khác nhau như, thu nhập quốc dân, mức giá chung, phân phối, việc làm, tiền,.. |
Tầm quan trọng | Hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế. | Duy trì sự ổn định trong mức giá chung và giải quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế như lạm phát, giảm phát, giảm phát, thất nghiệp và nghèo đói nói chung. |
Hạn chế | Dựa trên các giả định phi thực tế. | Đôi khi không chứng minh được sự thật vì có thể những gì đúng với chung cũng có thể không đúng với mỗi cá nhân. |
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tầm vĩ mô là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về tầm vĩ mô là gì cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận