Tạm ứng án phí chia tài sản chung bao nhiêu? [Chi tiết 2024]

Hiện nay, việc yêu cầu Tòa án nhân dân chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau ly hôn là một trong những vấn đề phổ biến trong tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Để yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp này, đòi hỏi đương sự phải một khoản tiền được gọi là tạm ứng án phí. Vậy, ai là người phải nộp tiền tạm ứng án phí và cách tính tiền tạm ứng án phí chia tài chung của vợ và chồng là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tạm ứng án Phí

1. Định nghĩa về tạm ứng án phí

Tạm ứng án phí là khoản tiền mà người có yêu cầu khởi kiện; yêu cầu phản tố; yêu cầu độc lập phải nộp trước khi Tòa án thụ lý các yêu cầu đó. Số tiền tạm ứng án phí được Tòa án ghi rõ trong Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ gửi cho đương sự.

2. Chủ thể nộp tiền tạm ứng án phí chia tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ tại Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
- Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

3. Cách tính tạm ứng án phí trong chia tài sản chung

Theo Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án cụ thể như sau:
- Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
- Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
- Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
- Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
- Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Ngoài ra, Danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cũng quy định như sau:
Mức tạm ứng án phí sơ thẩm, phúc thẩm là 300.000 đồng.
Mức án phí sơ thẩm, phúc thẩm là 300.000 đồng.
Như vậy, đối với các vụ tranh chấp trong vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng không có giá ngạch, tiền tạm ứng án phí mà chủ thể yêu cầu phải đóng sẽ là 300.000 đồng.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Tạm ứng án phí đối với tòa án sơ thẩm được nộp khi nào?
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Tạm ứng án phí đối với tòa án phúc thẩm được nộp khi nào?
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Người lao động khởi kiện đòi tiền lương có phải nộp tiền tạm ứng án phí hay không?
Theo Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14  quy định trường hợp  người lao động khởi kiện đòi tiền lương sẽ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.
Trên đây là thông tin về tạm ứng án phí chia tài sản chung của vợ chồng, nếu các bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến Luật Tố tụng dân sự, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo