
1. Tam quyền lập pháp là gì?
Thuật ngữ “tam quyền phân lập” được sử dụng hết sức phổ biến hiện nay. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc quyền lực của Nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau, ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới, quyền lực của Nhà nước được chia thành 3 nhánh đó là:
- Lập pháp
- Hành pháp
- Tư pháp
Đây là 3 quyền lực chính của Nhà nước tuy nhiên ở các nước khác nhau thì mức độ phân quyền cho các cơ quan sẽ khác nhau. Ví dụ:
- Tại Mỹ, Tổng thống nắm quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội.
- Tại Đức, Tổng thống và các nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, chỉ có Quốc hội mới là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.
2. Nội dung của thuyết tam quyền phân lập
2.1. Phân quyền ngang
Quyền lực Nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực Nhà nước. Điển hình là ở Mỹ:
- Nghị viện nắm quyền lập pháp;
- Chính phủ Tổng thống nắm quyền hành pháp;
- Tòa án nắm quyền tư pháp.
Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Đồng thời, cơ quan quyền lực thực hiện việc giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước hiện nay, cụ thể:
- Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hòa Tổng thống đặc điểm là Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như: Mỹ, Philippines…
- Phân quyền mềm dẻo được chịu áp dụng trong chính thể đại nghị, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như: Anh, Nhật Bản…
- Phân quyền trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như: Pháp, Nga…
2.2. Phân quyền dọc
Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp như sau:
- Phân quyền theo lãnh thổ: Là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính – lãnh thổ. Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân sư.
- Phân quyền theo chuyên môn: Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địa phương.
Nội dung của phân quyền dọc:
- Tồn tại hệ thống các Cơ quan quyền lực Nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song song với bộ máy Nhà nước trung ương.
- Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể.
+ Chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội.
+ Chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục, văn hóa ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong quyền hạn của mình.
- Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình là tương đối độc lập với nhau.
Chính quyền trung ương không có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có thể xây dựng chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra giám sát hoạt động của các chính quyền cấp dưới, mọi phạm vi của chính quyền địa phương sẽ do Tòa án Hành chính xét xử độc lập.
3. Chức năng của các nhánh tam quyền phân lập
3.1. Nhánh lập pháp
Các cơ quan lập pháp đóng vai trò rất lớn trong việc ban hành hiến pháp và pháp luật cũng như đề ra các chính sách, đường lối quan trọng liên quan đến nền kinh tế – xã hội của đất nước.
Ở Việt Nam chỉ có duy nhất Quốc hội mới có quyền lập pháp (tức là ban hành các bộ luật và hiến pháp).
3.2. Nhánh hành pháp
Nhánh hành pháp bao gồm các cơ quan thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước, đóng vai trò thực thi pháp luật và các đường lối chính sách mà Đảng đề ra. Đồng thời các cơ quan quản lý hành chính có vai trò cụ thể hóa quy định của các bộ luật để có thể áp dụng vào thực tế đời sống của nhân dân.
3.3. Nhánh tư pháp
Nhánh tư pháp bao gồm các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện pháp luật của người dân đồng thời truy tố, xét xử đối với những cá nhân, tổ chức làm trái pháp luật của Nhà nước
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về tam quyền lập pháp là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề tam quyền lập pháp là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận