Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của nước ngoài để bán cho một nước ngoài khác, thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính loại máy móc, thiết bị đó ra khỏi Việt Nam.
Công văn số 2765/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ngày 01/04/2015 về việc mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS, theo đó, G12 là mã loại hình nhập khẩu: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn. Sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
- Trường hợp tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
- Trường hợp tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
Khi các thương nhân thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị thuộc phân loại hàng G12 thì phải tuân thủ theo các điều kiện và trình tự của pháp luật về hải quan và các quy định pháp luật có liên quan khác.
Bài viết cung cấp đầy đủ trình tự thủ tục mà các thương nhân phải thực hiện khi có nhu cầu tạm nhập – tái xuất hàng hóa là máy móc thiết bị thuộc mã loại hình nhập khẩu G12.
Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, thực hiện thủ tục hải quan;
- Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, quyết định việc thông quan hoặc không thông quan đối với tờ khai cho người khai hải quan.
- Bước 3: Thanh khoản tờ khai tạm nhập - tái xuất sau khi hàng hóa được tái xuất hết.
2. Cách thức thực hiện
Người khai thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất thiết bị, máy móc thông qua mạng điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ gồm
1. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trongtrường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức có thiết bị, máy móc tạm nhập, tái xuất
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
- Không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan đối với máy móc, thiết bị.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
Tờ khai hải quan theo Phụ lục III Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất máy móc thiết bị:
Thời hạn tạm nhập - tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. Trường hợp quá thời hạn tạm nhập mà người khai hải quan chưa tái xuất thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
10. Căn cứ pháp lý:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
Lưu ý: Thương nhân được tạm nhập, tái xuất vào Việt Nam các hàng hóa:
- Không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
11. Một số câu hỏi liên quan
11.1 Khái niệm về tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
11.2 Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam trong bao lâu?
Tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì chỉ trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thì mới bị giới hạn thời gian tạm nhập tái xuất là 60 ngày.
11.3 Trường hợp ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất thì sẽ phải xử lý như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết trường hợp ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất thì chủ tịch ủy ban nhân dân phải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp để giải tỏa ách tắc. Trong trường hợp không giải tỏa được thì phải Ủy ban tỉnh thì phải có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam, tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định.
11.4 Thẩm quyền của tạm nhập tái xuất đối với các thiết bị, phương tiện để thi công công trình tại Việt Nam là gì?
Chi cục hải quan
Nội dung bài viết:
Bình luận