Việc giải thể doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng lý do chính vẫn là không thể đảm bảo các nghĩa vụ với Nhà nước như kê khai và nộp thuế, trả lương cho nhân viên, duy trì sổ sách kế toán, nộp các chi phí bảo hiểm và phí công đoàn.
1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
2. Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?
Giải thể doanh nghiệp là điều không một người chủ kinh doanh nào mong muốn. Tuy nhiên, trong vòng đời doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định. Đây là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị trường. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thông qua hình thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
Có nhiều ly do dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên lý do chính vẫn là do không đảm bảo được các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cụ thể các nghĩa vụ bao gồm:
- Kê khai nộp thuế: Hàng năm các doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán năm;
- Lập sổ sách kế toán;
- Trả lương cho nhân viên;
- Nộp các phí khác như phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn;
- Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính…
Số tiền để thực hiện các nghĩa này không phải là con số nhỏ. Trong khi đó, nghĩa vụ kê khai nộp thuế cần thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, nếu chậm thì chi phí sẽ càng tăng cao. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc không thể phát triển được dẫn đến không thể hoàn trả các khoản này. Do đó, họ phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Tại sao một doanh nghiệp cần phải giải thể?
Trả lời: Có nhiều lý do khiến một doanh nghiệp cần phải giải thể. Một số lý do bao gồm: kinh doanh không hiệu quả, lỗ nặng và không có khả năng phục hồi, không đủ vốn hoặc khả năng tài chính để tiếp tục hoạt động, thay đổi chiến lược kinh doanh, hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
Tại sao việc giải thể là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp?
Trả lời: Giải thể doanh nghiệp có thể là lựa chọn tốt khi doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động và không thể cải thiện tình hình kinh doanh. Việc giải thể giúp cắt giảm các khoản nợ, chấm dứt các cam kết và trách nhiệm tài chính, tạo điều kiện cho chủ sở hữu và nhân viên tìm kiếm cơ hội mới.
Tại sao việc giải thể có thể xảy ra trong doanh nghiệp thành công?
Trả lời: Mặc dù có thể đánh dấu sự thất bại của một doanh nghiệp, giải thể cũng có thể xảy ra trong doanh nghiệp thành công. Điều này có thể xảy ra khi doanh nghiệp quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, tái cấu trúc tổ chức, hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp khác để tạo ra giá trị lớn hơn cho cổ đông và đối tác kinh doanh.
Nội dung bài viết:
Bình luận