Tại sao hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh?

Nơi sinh là một thông tin rất quan trọng. Việc nơi sinh của hộ chiếu để hay không để đã được thảo luận ký trong giới chức có thẩm quyền chứ không phải là một sai sót về quy trình. Bởi việc đưa vào như hộ chiếu cũ là rất đơn giản khi nay việc chuyển dữ liệu lưu nhân thân từng người từ hồ sơ. Vậy ở Việt Nam, tại sao hộ chiếu mới không có nơi sinh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

 126123317 Ly 1659397540 6318
Tại sao hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh?

1. Tại sao hộ chiếu mới của Việt Nam không có nơi sinh?

Ở Việt Nam những người có nơi sinh ở các tỉnh miền Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và một số vùng Ninh Bình bị liệt vào “ SỔ ĐEN ( Black List )” của các nơi cấp visa . Thường là các sứ quán nước ngoài ở Việt Nam khi vào Châu Âu thuộc khối Schengen là Liên Minh về visa và ở Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Những người có xuất xứ là nơi sinh từ các tỉnh này khi xin được visa vào các nước trên thì có khả năng cao là sẽ trốn ở lại, có những vùng như cả một huyện ở một tỉnh nếu được cấp visa để vào nước người ta đạt tỷ lệ trốn ở lại đến 100% . Bởi sự rủ rê trong làng, trong xóm gây hiệu ứng đám đông rất mạn

Vụ 39 người chết ngạt khi vào Anh Quốc bằng xe tải đông lạnh vào năm 2019 có đến 32 người là cùng một Huyện và 7 người trong cùng một làng nhỏ.

Những người này phải đi chui nhủi đến cả tỷ đồng khi mà chỉ cần một chuyến du lịch Anh do công ty du lịch Việt tổ chức vào Anh với lý do du lịch theo đoàn thì sẽ vào Anh được chi với 3.000 bảng Anh là cùng khoảng 80 triệu đồng Việt Nam.

Nhưng họ không thể mua Tour du lịch vào Anh được mà chịu mất đến $40.000 để đi chui nhủi trong chiếc xe ngạt thở mà chết.

Đơn giản là nếu họ được hộ chiếu cho Công ty du lịch để xin visa thì với xuất xứ nơi sinh đã có trong “sổ đen” sẽ bị từ chối ngay lập tức mà không cần xem xét bất cứ thứ gì !!

Để giúp đỡ công dân mình dễ dàng “Tìm đường cứu nước, cứu nhà” thì giới phụ trách đã xóa bỏ nơi sinh nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu được thêm phần mạnh mẽ.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ mới đưa Việt Nam vào những nước có nạn buôn người có tổ chức mà không được ngăn chặn thậm chí có dấu hiệu có sự chi phối của nhà nước và chuyện gì xảy ra đã rõ !

2. Nhiều nước vẫn giữ thông tin nơi sinh

Từng có một nghiên cứu được đệ trình lên Quốc hội Mỹ về việc nên bỏ thông tin nơi sinh trên hộ chiếu. Nghiên cứu chỉ ra rằng một số công dân Mỹ sinh ra ở nước ngoài có thể dễ bị quấy rối, tấn công vì thông tin nơi sinh được hiển thị trên hộ chiếu. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ thông tin này và cho rằng nơi sinh là thông tin không thể thiếu trong việc định danh một cá nhân. Nơi sinh cũng giúp phân biệt giữa các cá nhân trùng tên, hoặc trùng cả ngày sinh, giúp ngăn tình trạng giả danh.

Tháng 1-2015, Liên bang Saint Kitts và Nevis (một đảo quốc nằm trong Quần đảo Leeward, Tây Ấn, nằm trong vùng Biển Caribe) đã bắt đầu thu hồi tất cả các hộ chiếu sinh trắc học được cấp ng khoảng thời gian từ tháng 1-2012 đến tháng 7-2014 và thay thế chúng bằng các hộ chiếu mới có ghi nơi sinh. Theo Best Cirizenships, nguyên nhân của động thái này là do phía Canada và Mỹ lo ngại hộ chiếu không có nơi sinh của Liên bang Saint Kitts và Nevis giúp khách du lịch che giấu danh tính.

Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn giữ thông tin về nơi sinh trên hộ chiếu, chẳng hạn như các nước châu Á (Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Singapore,...) hay châu Âu (Pháp, Đức, Ý,...), châu Phi (Nam Phi Angola,...).

3. Hộ chiếu nước nào không có thông tin nơi sinh?

Canada là một trong những quốc gia cho phép bỏ qua hoặc xóa thông tin về nơi sinh trong hộ chiếu và giấy thông hành. Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng cảnh báo việc thiếu thông tin về nơi sinh có thể gây ra một số vấn đề về việc xin thị thực, thậm chí là bị chậm trễ hoặc bị từ chối nhập cảnh ở những nước cần thông tin về nơi sinh.

Áo cũng là nước cho phép người dân có quyền lựa chọn bao gồm hoặc không thông tin nơi sinh trên hộ chiếu và giấy thông hành. Giới chức Áo cho biết họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía công dân nên cho rằng hộ chiếu của họ không bị từ chối

Hai trong số các hộ chiếu quyền lực nhất thế giới là Nhật và Hàn Quốc cũng không bao gồm thông tin về nơi sinh. Trong bảng xếp hạng hộ chiếu Henley Passport Index 2022, Nhật đứng vị trí đầu bảng khi người sở hữu hộ chiếu nước này được miễn thị thực ở 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với 192 điểm đến.

Saudi Arabia cũng không bao gồm thông tin về nơi sinh trên hộ chiếu. Hộ chiếu Thụy Sĩ cũng không có mục nơi sinh, tuy nhiên lại có phần ghi thông tin về “Quê quán" (Place of Origin).

Một điều khá thú vị là trường hợp sinh ở không phận hoặc hải phận quốc tế, thì nơi sinh trên hộ chiếu sẽ được ghi là “trên không” hoặc “trên biển”.

4. Câu hỏi thường gặp

Hộ chiếu là gì?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Thời hạn của hộ chiếu

Theo Luật Xuất nhập cảnh, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

Người dân có thể làm hộ chiếu ở đâu?

Trong trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, theo Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh, người dân có nhu cầu cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có thẻ Căn cước công dân thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

- Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

- Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

- Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

Đối với đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai, người dân được thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Nếu người dân ở nước ngoài, đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.

Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, thẩm quyền cấp thuộc về cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

XEM THÊM:>>>Vì sao Đức chưa chấp nhận hộ chiếu mới của Việt Nam

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo