Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành theo những quy định cụ thể. Vậy tại sao Chính phủ phát hành trái phiếu? Việc phát hành trái phiếu của Chính phủ nhằm mục đích gì? Các bạn hãy cùng ACC giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
Tại sao chính phủ phát hành trái phiếu
1/ Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Phát hành trái phiếu chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Do đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Hình thức ban đầu của trái phiếu chính phủ áp dụng phổ biến là hình thức chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.
2/ Tại sao Chính phủ phát hành trái phiếu
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì mục đích Chính phủ phát hành trái phiếu là:
- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;
- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
3/ Lợi ích và rủi ro của trái phiếu chính phủ
- Sử dụng nguồn vốn linh hoạt: Khi có nhu cầu sử dụng vốn, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán lại, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.
- Rủi ro đơn vị phát hành: Do đây là trái phiếu do Chính phủ phát hành và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nên rủi ro của nhà phát hành rất thấp.
- Dòng tiền được xác định rất rõ ràng: Vì trái phiếu thực chất là một khoản vay với mệnh giá và lãi suất được thanh toán tại các khoản thời gian xác định trước giúp khách hàng dễ dàng xây dựng được danh mục khi dòng tiền về đã được xác định rõ ràng thời điểm;
- Trái tức khách hàng nhận được định kỳ từ tổ chức phát hành được miễn thuế thu nhập.
3.2/ Rủi ro của trái phiếu chính phủ:
- Lãi suất thị trường trái phiếu có thể biến động tăng so với lãi suất tại thời điểm đầu tư khiến giá trị đầu tư của khách hàng suy giảm nếu bán;
- Tuy trái phiếu chính phủ có mức độ rủi ro thấp nhưng khả năng vỡ nợ của nhà phát hành cũng có thể xảy ra.
Khi đầu tư vào bất kỳ một loại chứng khoán nào, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ, các nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát, thấy được những lợi ích cũng như những rủi ro của loại trái phiếu này, để có định hướng đầu tư cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
4/ Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu Chính phủ
4.1/ Ưu điểm:
- Mức độ tin cậy cao: Đối với trái phiếu Chính phủ thì nhà đầu tư sẽ được đảm bảo bởi uy tín của Nhà nước và ngân sách nhà nước. Chính vì vậy so với các chủ thể phát hành khác thì nhà đầu tư sẽ có lòng tin hơn rất nhiều.
- Thông tin nắm bắt được dễ dàng hơn, vì thông tin về trái phiếu Chính phủ sẽ được cập nhật liên tục, hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán, thông tin trái phiếu Chính phủ những thông tin đó sẽ được niêm yết công khai.
- Chọn lọc nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường: Trái phiếu Chính phủ không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể mua được. Khi mua trái phiếu Chính phủ nhà đầu tư sẽ thông qua hình thức đấu thầu hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước.
4.2/ Nhược điểm:
- Lãi suất: So với các chủ thể phát hành trái phiếu khác thì trái phiếu Chính phủ được cho là có lãi suất thấp hơn.
- Quy trình: Quy trình để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ không đơn giản, sẽ phải trải qua quá trình như Luật đã quy định và không phải nhà đầu tư nào cũng đủ điều kiện để có thể mua được trái phiếu Chính phủ.
Song song những ưu điểm nổi bật của trái phiếu Chính phủ thì cũng có nhược điểm mà các nhà đầu tư cần quan tâm, tránh những rủi ro trong quá trình đầu tư và trái phiếu Chính phủ.
Trên đây là những nội dung cơ bản liên quan đến chủ đề Tại sao Chính phủ phát hành trái phiếu. Trong quá trình tìm hiểu, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào khi gặp bất kỳ thắc mắc nào.
Nội dung bài viết:
Bình luận