Một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề về tài sản hay còn gọi là tài sản thuần. Tài sản thuần là những yếu tố rất quan trọng có thể quyết định được sự phát triển và sản xuất của doanh nghiệp. Vậy tài sản thuần là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2023).
Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2023)
1. Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2023)
Tài sản thuần còn được gọi là giá trị tài sản ròng (NAV), loại tài sản này có tên tiếng Anh là Net asset hay là Net asset value. Tài sản này là yếu tố quan trọng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp. Ngoài ra khi các nhà đầu tư tính toán các chỉ tiêu trong các quỹ về phòng hộ và các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng sẽ quan tâm đến tài sản ròng trước khi quyết định các chính sách đầu tư trong doanh nghiệp.
Tài sản thuần cũng có thể được coi là một loại vốn chủ sở hữu trong công ty hay là giá trị của một loại sổ sách. Loại tài sản này có thể là đại diện cho một lượng vốn chủ sở hữu trong một công ty (doanh nghiệp), hay cũng có thể chia nhỏ nó ra tương đương với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong công ty. Có thể hiểu giá cổ phiếu của công ty là đại diện thể hiện giá trị tài sản ròng (tài sản thuần) của mỗi loại cổ phiếu.
Tài sản thuần (NET ASSETS) là tổng giá trị tài sản của một công ty vượt trên tài sản nợ (The excess value of the total property of a corporation over liabilities).
=> Như vậy: Tài sản thuần hay còn gọi là giá trị tài sản ròng được hiểu là giá trị của tất cả các loại tài sản (bao gồm cả tài sản tài chính cũng như là tài sản phi tài chính) trong công ty trừ đi giá trị của các khoản nợ chưa được thanh toán trong công ty (tài sản ròng = tài sản chính - các khoản nợ còn tồn đọng).
Khái niệm về giá trị tài sản ròng (tài sản thuần) này có thể được dùng trong tất cả các công ty có vốn đầu tư của tư nhân, có vốn đầu tư của Nhà nước được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, cũng như được áp dụng cho các cá nhân, Chính Phủ hay bất cứ một thành phần kinh tế nào được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực của một số các tập đoàn tài chính ngân hàng.
2. Công thức tính tài sản thuần
Từ những năm 1996 thì quá trình cổ phần hóa càng được đẩy mạnh tại Việt Nam. Bằng nhiều hình thức chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần để nhằm mục đích có thể thúc đẩy được tình hình tài chính và nâng cao đầu tư của các nguồn vốn trong và ngoài nước để đổi mới hình thức quản lý để được đổi sang công nghệ mới hiệu quả kinh tế tăng trưởng cao hơn.
Một trong những sự chuyển đổi lớn từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần chính là nhằm mục đích xác định được những giá trị là rất quan trọng. Với cách tính tài sản thuần này có thể xác định được nhưng giá trị của doanh nghiệp nắm vai trò quan trọng thúc đẩy công việc có thể giảm được rủi ro thất thoát ngân sách nhà nước.
Một số công thức có thể được tính tài sản cần tham khảo như:
Giá trị thực hay còn gọi là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp bằng TỔNG của:
- Giá trị thị trường của tài sản (công thức tính giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp)
- Tài sản bằng tiền (Đây là một sản hiện vật được quy ra tiền mặt)
- Các khoản thu (Các khoản người khác nợ doanh nghiệp)
- Chi phí còn dở dang
- Giá trị tài sản ký cược với quỹ ngắn hạn và dài hạn
- Giá trị TSVH (nếu có)
- Giá trị lợi thế kinh doanh
- Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ở các doanh nghiệp khác
- Giá trị quyền sử dụng đất và những khoản nợ phải trả theo thị trường
3. Vai trò của tài sản thuần (giá trị tài sản ròng)
Giá trị tài sản ròng có vai trò như sau:
- Tài sản thuần là một thước đo về tài chính trong các công ty, cụ thể như sau:
+ Công ty muốn xác định được chính xác mức tiền (khả năng kinh tế) hiện tại đang có của một tổ chức, công ty hay một cá nhân nào đó.
+ Việc xác định được tài sản thuần hiện có của mình thì các chủ thể mới có thể quyết định về các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, đầu tư vào lĩnh vực nào, khả năng đầu tư của mình là như thế nào.
- Có thể dựa vào tài sản thuần để theo dõi tình hình tài chính hiện tại của mình. Tài sản thuần giúp các cá nhân, tổ chức biết rõ chính xác tài sản hiện tại đang có của mình, một khi đã nắm rõ được các loại tài sản hiện có có thể nhìn nhận một cách khách quan nhất về tốc độ tăng trưởng, phát triển trong công ty của mình. Nắm bắt một cách chính xác nhất về tình hình của công ty hiện tại đang trong tình trạng phát triển (lãi) hay đang rơi vào tình trạng giảm sút (lỗ) để có thể đưa ra một phương án kinh doanh chính xác và tối ưu nhất đối với cá nhân hay công ty.
- Xác định tài sản thuần trong doanh nghiệp cũng một phần nào đó đảm bảo được sự cần bằng trong việc thu chi của các chủ thể và xây dựng một phương án, kế hoạch thu chi một cách hợp lý nhất.
- Có thể thông quá tài sản thuần để nhìn nhận mức nợ của các công ty, cá nhân một các khách quan và chính xác nhất. Dựa vào việc nhìn nhận được các khoản nợ này có thể giúp các chủ thể trong mối quan hệ đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty, tìm ra được lý do dẫn đến những khoản giảm sút trong công ty để tìm phương án giải quyết cũng như là tiếp tục phát huy những kế hoạch, đầu tư đang thu được lợi ích.
- Cân nhắc để đưa ra các kế hoạch đầu tư một cách hợp lý nhất. Dựa vào số lượng tại sản hiện hữu đang có trong tay chủ thể có thể cân nhắc để đưa ra một kế hoạch để thực hiện các dự án đầu tư trong doanh nghiệp để thu về những khoản lợi nhuận tốt nhất và tránh tối đa nhất những khoản rủi ro không may có thể xảy ra như những khoản nợ không có khả năng trả và việc tích lũy các khoản nợ không có khả năng trả có thể dẫn đến cách tình trạng giải thể, phá sản của doanh nghiệp.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Tài sản thuần có phải là một loại vốn chủ sở hữu?
Tài sản thuần cũng có thể được coi là một loại vốn chủ sở hữu trong công ty hay là giá trị của một loại sổ sách. Loại tài sản này có thể là đại diện cho một lượng vốn chủ sở hữu trong một công ty (doanh nghiệp), hay cũng có thể chia nhỏ nó ra tương đương với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong công ty.
Tài sản thuần có phải là giá trị tài sản ròng?
Tài sản thuần hay còn gọi là giá trị tài sản ròng được hiểu là giá trị của tất cả các loại tài sản (bao gồm cả tài sản tài chính cũng như là tài sản phi tài chính) trong công ty trừ đi giá trị của các khoản nợ chưa được thanh toán trong công ty (tài sản ròng = tài sản chính - các khoản nợ còn tồn đọng).
Có thể định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần không?
Hiện nay có hai cách tiếp cận chính khi xác định giá trị doanh nghiệp: một là, trực tiếp đi vào đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp; hai là, dựa trên việc ước tính dòng lợi ích trong tương lai mà doanh nghiệp mang lại.
Để xác định giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu, áp dụng công thức sau:
VE = VA - VD
Trong đó :
VE: Giá trị doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu;
VA : Tổng giá trị tài sản;
VD: Giá trị các khoản nợ.
Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tài sản thuần là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận