Tài sản của hợp tác xã bao gồm những gì?

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức đặc biệt ở Việt Nam, vừa hợp tác hỗ trợ vừa sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất hợp tác cần có tài sản để tham gia vào giao dịch dân sự phục vụ hoạt động hằng ngày của mình. Vậy tài sản của hợp tác bao gồm những gì? Tài sản của hợp tác có khác với tài sản của thành viên hợp tác không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.

Tài Sản Của Hợp Tác Xã Bao Gồm Những Gì

1. Hợp tác xã là gì

Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, có thể thấy hợp tác xã là một tổ chức gồm nhiều đồng sở hữu nhằm hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.

2. Tài sản của hợp tác xã bao gồm những gì?

Để sản xuất kinh doanh, hợp tác cần có tài sản. Vậy tài sản của hợp tác bao gồm những gì?

Điều 45, 48 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định vốn hoạt động của hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, vốn huy động, vốn tích luỹ, các quỹ của hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác. Như vậy, tài sản của hợp tác theo quy định này gồm có các loại như sau:

Thứ nhất, tài sản của hợp tác gồm vốn góp của thành viên hợp tác vào vốn điều lệ

Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định vốn điều lệ của hợp tác là tổng số vốn do thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã. Theo Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2012, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn. Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

Lưu ý là vốn điều lệ của hợp tác khác tài sản của hợp tác, vì vốn điều lệ chỉ là tổng số vốn do thành viên góp vào hợp tác mà không tính vốn từ các nguồn khác.

Thứ hai, tài sản của hợp tác gồm vốn huy động của thành viên hợp tác và vốn huy động khác, chẳng hạn như khi hợp tác vay tiền của thành viên, vay tiền từ tổ chức tín dụng, …

Theo quy định, hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên; trường hợp huy động vốn từ thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Thứ ba, tài sản của hợp tác gồm tài sản hình thành trong quá trình hoạt động (chẳng hạn như lợi nhuận)

Thứ tư, tài sản của hợp tác gồm khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác

Theo quy định, hợp tác tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Tài sản không chia của hợp tác xã là gì?

Ngoài tài sản của hợp tác, Luật Hợp tác xã năm 2012 còn quy định về tài sản không chia của hợp tác xã. Theo Điều 48, tài sản không chia của hợp tác xã bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

  • Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;

  • Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

  • Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

4. Tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác

Theo Điều 43 Luật Hợp tác xã năm 2012, vốn điều lệ của hợp tác xã tăng trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên hoặc kết nạp thành viên mới. Vốn điều lệ của hợp tác xã giảm khi hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên.

Đối với hợp tác xã hoạt động trong ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ sau khi giảm không được thấp hơn vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

Tham khảo bài viết luật đất đai về hợp tác xã quy định như thế nào?

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt, được pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ cũng như tài sản tương đối cụ thể. Hợp tác xã và thành viên hợp tác xã cũng như người dân cần nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác xã để có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách đúng pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi với câu hỏi tài sản của hợp tác xã bao gồm những gì? Trong quá trình thực hiện, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo