Chia tài sản đồng sở hữu theo pháp luật (Cập nhật 2024)

Chia tài sản luôn là vấn đề được quan tâm đến trong xã hội với mức sống ngày càng hiện đại như ngày nay. Các hộ gia đình chung sống với nhau thường là sẽ có mối quan hệ huyết thống với nhau từ khá lâu. Tuy nhiên thì không thể nào là không tránh khỏi các vấn đề xảy ra khi sống chung với nhau, đặc biệt là vấn đề về tranh chấp việc chia tài sản. Việc tranh chấp tài sản luôn là một vấn đề phức tạp đối với mỗi hộ gia đình. Như vậy thì việc chia tài sản đồng sở hữu được pháp luật quy định như thế nào? Các bạn nãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm về việc chia tài sản đồng sở hữu nhé.

Căn cứ pháp lý liên quan: Bộ luật Dân sự 2015.

dong-so-huu

Tài sản đồng sở hữu

1. Tài sản đồng sở hữu là gì?

Tài sản đồng sở hữu là tài sản nhiều người đều có chung quyền sở hữu đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản đồng sở hữu thì có quyền sở hữu chung. Theo quy định tại Điều  207 về sở hữu chung và các loại sở hữu chung bao gồm:

  • Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
  • Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Ngoài ra còn có quy định về sở hữu chung theo phần là người sở hữu chỉ được sở hữu phần tài sản đó và các quyền liên quan đến tài sản đó. Sở hữu theo phần bao gồm:

  • Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Các quy định pháp luật về tài sản đồng sở hữu.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì các quy định về đồng sở hữu như sau:

Về sở hữu chung đối với gia đình:

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Về sở hữu chung của vợ chồng:

  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

3. Định đoạt tài sản đồng sở hữu.

Trong trường hợp nếu có các tranh chấp xảy ra thì tài sản đồng sở hữu sẽ được chia như sau: 

Nếu như không xác định được phần tài sản của mình trong phần tài sản chung thì:

  • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên mọi mặt của tài sản đồng sở hữu thì người sở hữu chung sẽ phải dựa trên sự thỏa thuận và thực hiện theo đúng phần sở hữu của mình quản lý.

Ngoài ra còn có một số các quyền định đoạt khác như:

  • Một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

4. Kết luận.

Tài sản đồng sở hữu được quy định theo pháp luật tương tự như tài sản sở hữu chung. Về các quyền định đoạt liên quan đến tài sản đồng sở hữu như: Định đoạt tài sản chung hợp nhất, bán phần quyền sở hữu của mình, từ bỏ phần quyền sở hữu của mình,...Tất cả các quyền định đoạt trên phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quy định.

Trên đây là một số nội dung tư vấn tài sản đồng sở hữu và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc tài sản đồng sở hữu. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về tài sản đồng sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (619 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo