1. Tài sản đảm bảo là gì?
2. Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì?
3. Một số từ tiếng Anh liên quan đến tài sản đảm bảo
Từ vựng | Ý nghĩa |
Collateral Damage | Tổn thất ngoài dự kiến |
Collateralized Debt Obligation | Nghĩa vụ nợ thế chấp |
Collateral Security | Vật thế chấp, vật đảm bảo |
Marketing Collateral | Tài sản đảm bảo tiếp thị |
Collateral Deflation | Giảm phát tài sản thế chấp |
Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì?
4. Những điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể mô tả chung (ví dụ: tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hay số dư trong tài khoản–vì các loại tài sản này có thể thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) nhưng phải xác định được. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tồn tại trên thực tế.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ dân sự được bảo đảm.
5. Quy định về tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng
- Các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và những tài sản gắn liền với đất khác.
- Giá trị quyền sử dụng đất theo pháp luật quy định.
- Trong trường hợp cần phải thế chấp, tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam.
- Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản sau thời điểm ký giao dịch thế chấp thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: công trình xây dựng, tài sản hình thành từ vốn vay, lợi tức, những bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Thấu chi là gì?
Thấu chi hay tên đầy đủ gọi là cho vay theo hạn mức thấu chi trong tiếng Anh là Overdraft.
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định.
Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
6.2 Yêu cầu đối với tài sản đảm bảo?
- Nếu xét về tính chất thì tài sản đảm bảo có thể là:
+ Động sản như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tiền, giấy tờ có giá, phương tiện giao thông, nguyên nhiên liệu, vật liệu...
+ Bất động sản như nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất
+ Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, giá trị quyền sử dụng đất...
- Tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
- Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
- Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lí sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
- Trong trường hợp giao dịch đảm bảo được giao kết và có giá trị pháp lí đối với người thứ ba thì tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
6.3 Marketing Collateral là gì?
Marketing Collateral là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, nó mang ý nghĩa là công cụ hỗ trợ tiếp thị, nhưng đôi khi được nhiều người coi là tập hợp các phương tiện truyền thông được đưa vào sử dụng để hỗ trợ bán sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được hiệu quả và chất lượng hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? - Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nội dung bài viết:
Bình luận