Bảo đảm tiền vay là gì? Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Hiện nay trong một số trường hợp bạn đọc sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo hay biện pháp đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về chúng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Bảo đảm tiền vay là gì? Các biện pháp bảo đảm tiền vay để hiểu rõ hơn:

Vay Tien 7212 1646365465

Bảo đảm tiền vay là gì? Các biện pháp bảo đảm tiền vay

1. Bảo đảm tiền vay là gì?

Bảo đảm tiền vay được hiểu là việc thiết lập các điều kiện nhằm xác định khả năng thực có của khách hàng đối với việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. Bảo đảm tiền vay còn được xem là những biện pháp bảo đảm việc trả nợ vốn vay ( bao gồm cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay). Hay nói cách khác, bảo đảm tiền vay là sự cam kết của người đi vay đối với người cho vay dựa trên các quy định của nhà nước nhằm thiết lập và áp dụng các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm việc trả nợ vốn vay, ngăn ngừa vi phạm và tạo khả năng khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra.

Bảo đảm tiền vay không chỉ đơn thuần chỉ là cho vay phải có tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (tức là bảo đảm bằng tài sản). Mà bảo đảm tiền vay còn có thể hiểu là việc tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay; tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Các tổ chức tín dụng phải chủ động tìm kiếm đối tác của mình. Đây là biện pháp tích cực, mang tính phòng ngừa cao và vì vậy, cần được áp dụng trước tiên trong các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mặc dù có sự bảo đảm về mặt vật chất và rất cần thiết nhưng hiệu quả không cao và các thủ tục để áp dụng các biện pháp trên cũng như việc xử lý các tài sản dùng làm vật cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hiện nay cũng rất phức tạp. Các biện pháp bảo đảm này chỉ mang tính thụ động. Vì vậy, có thể hiểu bảo đảm tiền vay "là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích thực hiện cho được yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải được quay về với người cho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi".

2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay

2.1 Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (người vay, bên thứ ba) gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý, bảo quản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố bào gồm những tài sản như: Việt Nam đồng, ngoại tệ, số dư trên tài khoản tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ khác có giá trị như tiền; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá khác (là tài sản không phải là bất động sản); tài sản hình thành trong tương lai. Trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.

2.2 Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc một bên (người vay, bên thứ ba) dùng tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không chuyển giao tài sản cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý. Trong trường hợp bạn thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp gồm những tài sản như: tài sản là bất động sản; tài sản là động sản; tài sản là hoa lợi, lợi tức; tài sản hình thành trong tương lai.

2.3 Bảo đảm bằng tài sản bảo lãnh

Bảo đảm bằng tài sản bảo lãnh là việc người vay sử dụng tài sản của bên thứ ba cam kết bảo đảm khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay người vay, bao gồm các tài sản theo quy định về việc cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản nêu trên.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng?

Có 9 loại biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, cụ thể đó là: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

2. Có thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng uy tín được không?

Câu trả lời là CÓ. Theo quy định tại Điều 344 Bộ Luật Dân sự 2015 thì Tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm tiền vay trong tiếng anh được gọi là gì?

Bảo đảm tiền vay trong tiếng anh gọi là Loan security.

 

Việc tìm hiểu về Bảo đảm tiền vay sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp phải vấn đề pháp lý xoay quanh nó. Những vấn đề liên quan cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Bảo đảm tiền vay là gì? Các biện pháp bảo đảm tiền vay gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo