Xử lý hành vi tái phạm vi phạm kỷ luật [Chi tiêt 2023]

Xử lý tái phạm vi phạm kỷ luật quy định như nào ? là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nhắc đến vấn đề xử phạt tái phạm. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Xử lý tái phạm hành vi vi phạm kỷ luật.

Tái phạm vi phạm kỷ luật
Tái phạm vi phạm kỷ luật

1. Tái phạm là gì ?

Căn cứ Khoản 1, Điều 53, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tái phạm như sau:

"Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý."

Hiểu nôm na tái phạm là việc lặp lại hành vi phạm tội, nghĩa là trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới đều được xem là tái phạm quy định tại Điều luật này. Cụ thể để đảm bảo tái phạm phải đảm bảo 2 điều kiện:

  • Đã bị kết án và chưa xóa án tích
  • Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy có những trường hợp loại trừ sau đối với tái phạm:

  • Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích;
  • Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.

Tuy nhiên, đã bị kết án phải hiểu như thế nào cho đúng và thống nhất thì hiện nay chưa có. Có quan điểm cho rằng đã bị kết án thì bản án đó phải là bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quan điểm cho rằng chỉ cần có bản án thì đã được xem là bị kết án mà không cần phải đợi đến khi bản án đó có hiệu lực.

Riêng ACC đồng ý với quan điểm rằng đã bị kết án phải hiểu là bản án đã được tuyên và có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp bản án chưa có hiệu lực nếu có hành vi phạm tội mới thì hoàn toàn có thể áp dụng tổng hợp nhiều bản án và như vậy không cần phải áp dụng tình tiết tái phạm nữa vì khi đó nó sẽ trở nên thừa.

Dấu hiệu của tái phạm

Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án

Với quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội phạm mà người phạm tội bị kết án trước đó bất kể tội nào, không phụ thuộc vào loại tội, dấu hiệu lỗi. Đó có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội có thể là cố ý, có thể là vô ý.
Có thể hiểu, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích

Việc xem xét một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa cần dựa vào quy định về xóa án tích do Bộ luật Hình sự quy định tại các điều từ Điều 69 đến 73 Bộ luật Hình sự và Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, việc xác định một người đã bị Tòa án xử phạt có được xóa án tích hay chưa phải xem xét họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan đến họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (như án phí, bồi thường thiệt hại…).

Người phạm tội lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Dấu hiệu này đòi hỏi tôi sau mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tôi đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tội do vô ý nhưng chỉ đối với tội rất nghiêm trọng, tôi đặc biệt nghiêm trọng. Nếu tội sau mà người phạm tội thực hiện thuộc tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do vô ý thì người phạm tội không bị tái phạm.

Căn cứ điểm h, Khoản 1, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

"Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;"

Căn cứ điểm d, Khoản 1, Điều 85 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

"Điều 85. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;"

Như vật có thể thấy, hành vi tái phạm đối với cả cá nhân và pháp nhân đều được coi là tình tiết tăng nặng theo Bộ luật hình sự.

2. Xử lý tái phạm vi phạm kỷ luật

Tái phạm vi phạm kỷ luật là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019.

Việc tái phạm vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý kỷ luật, căn cứ Điều 124, Bộ luật lao động 2019 quy định:

"Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải."

Căn cứ Điều 125, Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

"Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Như vậy, Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật, thì sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Ngoài ra hiện nay pháp luật lao động không có quy định cụ thể các trường hợp tái phạm và hình thức kỷ luật tương ứng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng và cách chức.

Việc quy định cụ thể các hành vi tái phạm vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng sẽ được người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động của mình (Điểm g khoản 2 Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Xử lý tái phạm vi phạm kỷ luật do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Xử lý tái phạm vi phạm kỷ luật , Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo