Tài nguyên sinh vật là gì?
1. Tài nguyên sinh vật là gì?
Tài nguyên được hiểu là tất các các dạng vật chất, tri thức, năng lượng để tạo ra của cải vật chất, và giá trị sử dụng cho con người. Như vậy, tài nguyên sinh vật là tất cả các loài thực vật, động vật có ích hoặc được sử dụng để tạo ra giá trị.
Tài nguyên sinh vật trên thế giới là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, cũng có một số vùng, nguồn tài nguyên sinh vật đang dần bị suy thoái bởi tự nhiên hoặc chính hành động của con người đã tác động vào nó.
Suy giảm nghiêm trọng
Khai thác biển, làm giàu từ biển là vấn đề đặt ra trong mỗi quốc gia có biển hiện nay, nhưng thường đi kèm với đó là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững. Các hoạt động khai thác chỉ tập trung đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn trước mắt, không tính đến hậu quả mai sau, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường như không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết. Cùng với đó là cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, những tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tài nguyên sinh vật biển suy giảm, ô nhiễm môi trường biển gia tăng và tác động tiêu cực trở lại đối với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa phương và mỗi quốc gia có biển.
Kết quả nghiên cứu của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế đều chỉ ra rằng, hiện nay có khoảng hơn 80% lượng cá biển toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức hoặc bị khai thác cạn kiệt, trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây. Liên quan đến tài nguyên sinh vật biển, điều đáng quan tâm là sự suy giảm các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn có nguyên nhân từ con người ngày một tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
2. Đặc điểm tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
Là một đất nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam được ưu ái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại. Cụ thể:
- Nguồn tài nguyên thực vật: nước ta có 14624 loài, trong đó có 354 loài gỗ và 1500 loài dược liệu, khoảng 650 loài rong. Các loài thực vật quý hiếm có thể kể ra như: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…
- Nguồn tài nguyên động vật: cả nước có 11217 loài với 265 loài thú, hơn 1000 loài chim, 349 loài bò sát và 2000 loài cá biển, 500 loài cá nước ngọt, 70 loài tôm, 50 loài cua và hơn 2500 loài nhuyễn thể… Một số loài động vật có giá trị kinh tế cao bao gồm: yến, công trĩ, gà lao, sến, tôm hùm, đồi mồi..
- Nguồn tài nguyên rừng: Việt Nam có hệ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, có từ 3 đến 5 tầng với những cây dây leo chằng chịt. Rừng Việt Nam có sinh khối lớn, rơi vào khoảng từ 20 đến 30 tấn/ha/năm. Cấu trúc hệ sinh thái trong rừng phức tạp do tầng nền của rừng mỏng. Các loài thực vật trong rừng phân hoá theo chiều cao.
3. Giá trị của tài nguyên sinh vật
Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên to lớn, có khả năng phục hồi...
a. Kinh tế.
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng
- Thực phẩm, lương thực
- Thuốc chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp
b. Văn hoá, du lịch.
- Sinh vật cảnh
- Tham quan, du lịch
- Nghiêm cứu khoa học
c. Môi trường sinh thái.
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
- Ổn định độ phì của đất
4. Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên sinh vật ở nước ta
Tuy đây là nguồn tài nguyên phong phú nhưng do nhiều nguyên nhân nên hiện nay đang đi theo chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Có thể kể đến một số nguyên nhân cụ thể để giải thích vì sao tài nguyên sinh vật của nước ta ngày càng suy giảm như sau:
- Nguyên nhân đầu tiên theo thời gian là chiến tranh. Hóa chất do quân địch thả xuống lãnh thổ Việt Nam đã làm chết cây cối, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường.
- Do sự thay đổi môi trường sống bởi biến đổi khí hậu, thiên tai như cháy rừng, xói mòn, mưa axit, hạn hán …
- Do các hoạt động của con người: khai thác rừng bừa bãi, đốt hầm than, phá rừng làm rẫy …
- Chính sách quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng những kẽ hở đó để trục lợi.
5. Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
Trước thực trạng của sự suy thoái của nguồn tài nguyên sinh vật, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật vốn phong phú và đa dạng như:
- Tiếp tục bảo vệ và trồng thêm các khu vực rừng già, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ…
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài quý hiếm
- Trồng cây xanh quanh các khu đô thị.
- Bảo vệ môi trường, phân loại rác, hạn chế các loại rác thải khó phân huỷ ra ngoài môi trường.
- Ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật của con người.
- Cần có các chính sách quản lí chặt chẽ, trừng phạt nghiêm khắc các đối tượng có hành vi xấu, gây hại tới nguồn tài nguyên sinh vật…
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tài nguyên sinh vật là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận