Tai nạn rủi ro là gì? (cập nhật 2024)

Trong quá trình xác định một người bị tai nạn có được hưởng bảo hiểm hay không thì thường có xuất hiện cụm từ tai nạn rủi ro. Vậy để tìm hiểu xem tai nạn rủi ro là gì, các loại tai nạn rủi ro và tai nạn rủi ro nào được bảo hiểm, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC. 

1. Tai nạn rủi ro là gì?

Tai nạn rủi ro là tai nạn xảy ra không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.

Thiệt hại do bão số 5: 1 người chết, 29 người bị thương

2. Phân loại tai nạn rủi ro

* Tai nạn rủi ro tài chính và tai nạn rủi ro phi tài chính:

- Tai nạn rủi ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể đo được bằng tiền. Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôi phục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chi phí mua tài sản khác tương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh.

Những thiệt hại liên quan đến tổn thất về người cũng có thể đánh giá bằng tiền, đó là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động...

- Tai nạn rủi ro phi tài chính là những rủi ro không đo được bằng tiền. Ví dụ, bạn mua một cái xe máy hay đặt một món ăn không hợp sở thích. Đây cũng có thể coi là một rủi ro nhưng hậu quả của nó không gây thiệt hại tài chính, mà chỉ làm cho bạn cảm thấy không hài lòng. Điều này cũng có thể xảy ra khi chọn vợ, mua nhà... Đó là những rủi ro phi tài chính.

* Tai nạn rủi ro thuần túy và tai nạn rủi ro đầu cơ:

- Tai nạn rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc may mắn lắm là hòa vốn, không có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Hậu quả của nó chỉ có thể là không may đối với chúng ta, không may ít hoặc không may nhiều chứ không thể có chuyện có lãi. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động...

- Tai nạn rủi ro đầu cơ là những rủi ro có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Đầu tư vào cổ phiếu là một ví dụ. Việc đầu tư này có thể bị lỗ hoặc hòa vốn, nhưng mục đích của nó là kiếm lời. Kinh doanh chứng khoán, đầu cơ nông sản thực phẩm, đầu cơ tích trữ hàng hóa khác thuộc loại rủi ro này.

* Tai nạn rủi ro riêng và tai nạn rủi ro chung:

- Tai nạn rủi ro chung là những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất nhiều người, cho xã hội nói chung. Bao gồm các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt, núi lửa phun, thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại cho nhiều người. Vì vậy người ta cho rằng việc khắc phục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, thậm chí phải cần đến trợ cấp của Chính phủ và Quốc tế. Các doanh nghiệp bảo hiểm không đủ sức gánh vác.

- Tai nạn rủi ro riêng là những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người. Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậu quả. Đó là những rủi ro hỏa hoạn, trộm cướp, thương tích, chết người...

3. Các câu hỏi có liên quan

Đặc điểm để tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm?

Không phải tai nạn rủi ro nào cũng có thể được bảo hiểm. Vì vậy, cần phải có một vài ý niệm về cái có thể được bảo hiểm và cái không thể được bảo hiểm. Chúng ta sẽ hiểu được điều đó khi xem xét các đặc tính và tính chất của những tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần nêu lên là không nên giáo điều vì ranh giới của những tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm và những tai nạn rủi ro không thể bảo hiểm mong manh và có thể thay đổi...

Một rủi ro có thể được bảo hiểm phải hội đủ những đặc tính sau đây:

- Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên: Một sự kiện có thể được bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của người được bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ không xảy ra. Như vậy, không thể bảo hiểm những gì chắc chắn xảy ra như những hỏng hóc do hao mòn tự nhiên gây ra. Cũng không thể bảo hiểm những gì người được bảo hiểm cố ý gây ra. Những hành động cố ý của người khác sẽ không mặc nhiên bị loại trừ nếu như nó là hoàn toàn bất ngờ đối với người được bảo hiểm. Có một điểm nằm ngoài quy tắc này, đó là tai nạn rủi ro chết. Tai nạn rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra nhưng vẫn là tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên thời điểm xảy ra cái chết phải là bất ngờ.

- Phải đo được, định lượng được về tài chính: Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những tai nạn rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không thể loại bỏ được tai nạn rủi ro, nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả của những tổn thất xảy ra. Nếu như vậy thì tai nạn rủi ro được bảo hiểm phải có thể dẫn đến một tổn thất có thể đo được bằng các công cụ tài chính (tiền). Điều đó có thể dễ thấy trong các trường hợp tổn thất tài sản. Giá trị bằng tiền bị mất của tài sản là có thể đo được, và như vậy theo các điều kiện bảo hiểm, nó phải được bồi thường. Giá trị chính xác của tổn thất sẽ không thể biết được ngay từ đầu khi ký hợp đồng bảo hiểm, nhưng sẽ xác định được sau khi tổn thất đã xảy ra.

- Phải có số lớn: Nếu số lượng đối tượng hứng chịu cùng một tai nạn rủi ro đủ lớn thì người bảo hiểm có thể dự đoán trước được mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu. Nếu số đối tượng hứng chịu tai nạn rủi ro cùng loại không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán chính xác bằng toán học. Trong những trường hợp như vậy, người bảo hiểm có thể thận trọng hoặc không thận trọng khi tính phí bảo hiểm, nhưng để bảo đảm an toàn, chắc chắn anh ta sẽ cố gắng thu phí bảo hiểm rất cao để đủ bù đắp tổn thất trong những trường hợp xấu nhất. Yếu tố cạnh tranh sẽ rơi xuống hàng thứ hai. Tuy nhiên trong thực tế đôi khi người ta vẫn nhận bảo hiểm cả những tai nạn rủi ro không đủ số lớn, như các vệ tinh phóng lên vũ trụ.

- Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội: Nguyên tắc chung được pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không được trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải. Chẳng hạn hợp đồng giết người là không thể chấp nhận được. Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng cố ý hủy hoại hoặc lấy cắp tài sản của người khác. Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức cũng được áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Không thể chấp nhận bảo hiểm tai nạn rủi ro của một vụ phạm pháp không thành. Chẳng hạn, xã hội không thể chấp nhận ý tưởng kẻ trộm có thể ký hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường những tài sản không lấy trộm được do bị cảnh sát bắt khi đang hành động.

Phân loại tai nạn rủi ro được bảo hiểm và tai nạn rủi ro loại trừ?

Từ những đặc điểm trên thì có thể phân loại tai nạn rủi ro thành tai nạn rủi ro được bảo hiểm và tai nạn rủi ro loại trừ. Một tai nạn rủi ro muốn được bảo hiểm hay được nhận bảo hiểm thì trước hết phải là tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm. (như đã trình bày ở trên)

- Tai nạn rủi ro được bảo hiểm: là những tai nạn rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những tai nạn rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tai nạn rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: tai nạn rủi ro tài chính, tai nạn rủi ro thuần túy, tai nạn rủi ro riêng. Thông thường các tai nạn rủi ro phi tài chính, tai nạn rủi ro đầu cơ và tai nạn rủi ro chung bị loại trừ, không thuộc tai nạn rủi ro được bảo hiểm. Tuy nhiên, không thế giáo điều vì quan điểm của thị trường bảo hiểm lúc này hay lúc khác có thể thay đổi.

Tai nạn rủi ro được bảo hiểm thường được nêu trong quy tắc bảo hiểm hoặc điều khoản bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Nhưng trong nhiều trường hợp, đơn bảo hiểm chỉ liệt kê những tai nạn rủi ro bị loại trừ, những tai nạn rủi ro không bị loại trừ mặc nhiên là những tai nạn rủi ro được bảo hiểm.

- Tai nạn rủi ro loại trừ: bao gồm những tai nạn rủi ro mà người bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra. Các tai nạn rủi ro loại trừ: có thể cũng không cố định, lúc thế này lúc thế khác tùy theo quan điểm của nhà bảo hiểm. Nhưng cũng có những tai nạn rủi ro dứt khoát bị loại trừ như hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về tai nạn rủi ro là gì. Nội dung bài viết giới thiệu về khái niệm tai nạn rủi ro, phân loại tai nạn rủi ro và các vấn đề có liên quan như đặc điểm để một tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm... Nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo