Hướng dẫn tải mẫu giấy cam kết chi tiết nhất - Luật ACC

Trong một số giao dịch dân sự các bên tham gia giao dịch thường thỏa thuận đưa ra nội dung bản cam kết để tránh những tranh chấp phát sinh cũng như những rủi ro khách quan không lường trước. Nội dung cam kết nhằm ràng buộc người viết cam kết, yêu cầu họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Sự thỏa thuận dân sự đó được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Hãy theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

tải mẫu giấy cam kết

tải mẫu giấy cam kết

1. Cam kết là gì?

Cam kết hay cam đoan đều được hiểu trong ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ đúng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Quyền của bên này được đảm bảo bằng nghĩa vụ của bên kia, nên các bên cần đảm bảo thực hiện đúng theo cam kết. Cam kết là chịu theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Qua đó giúp các bên tìm được hiệu quả hợp tác hay các lợi ích theo quy định pháp luật.

Cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, gắn với nhiều nhu cầu. Gắn với các công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về một vấn đề nào đó. Bởi trong cuộc sống hiện đại gắn với các nhu cầu trao đổi, giao dịch. Các bên trao cho nhau những quyền lợi mới để đa dạng các hoạt động tổ chức trong nền kinh tế. Cũng như tiếp cận các quyền và lợi ích theo quy định pháp luật. Từ đó có thể tin tưởng và thực hiện cam kết trong hoạt động quản lý nhà nước.

Giá tri pháp lý khi thực hiện cam kết bằng văn bản:

– Giấy cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa các bên ký cam kết. Giúp ràng buộc các bên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện theo nội dung đã cam kết. Cũng như có trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu nếu một bên không đảm bảo tuân thủ giao dịch ban đầu. Trong trường hợp nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết. Và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan pháp luật. Để đảm bảo nội dung cam kết được không trái với các quy định pháp luật. Xây dựng hành lang pháp lý ràng buộc các bên trong quyền và nghĩa vụ như nội dung cam kết.

2. Mẫu giấy cam kết

Mẫu bản cam kết (hay giấy cam kết) được thực hiện khá đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau trên mọi mặt của đời sống xã hội như: Văn bản cam kết trả nợ; bản cam kết hoàn thành khối lượng công việc đang thi công; bản cam kết giao hàng đúng tiến độ; cam kết không vi phạm, tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật;...

3. Hướng dẫn viết bản cam kết, giấy cam kết

- Phần nội dung bản cam kết

Ghi rõ nội dung cam kết của cá nhân hoặc tổ chức bao gồm: Nội dung cam kết, thời gian thực hiện cam kết, đề nghị khác........

Ví dụ:

- Đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước;

- Thanh lý mọi hợp đồng đã ký kết với các tổ chức, cá nhân;

- Chưa mở tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào;

- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động;

- Không có nợ nần với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào

Bản cam kết sẽ phải gửi đến cá nhân hay tổ chức liên quan trực tiếp đến bản cam kết.

Thông tin của cá nhân/tổ chức viết bản cam kết như:

- Tên cá nhân/tổ chức: ghi rõ tên của cá nhân hoặc tổ chức tham gia cam kết.

- Mã số thuế (nếu có): ghi rõ mã số thuế của cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan.

- Số CMND/hộ chiếu/ĐKKD: ghi rõ số chứng minh nhân dân đối với cá nhân hoặc giấy phép kinh doanh đối với tổ chức, cơ quan.

- Ngày cấp: ghi rõ ngày cấp CMND hoặc ĐKKD.

- Nơi cấp: ghi rõ nơi cấp CMND hoặc ĐKKD.

- Địa chỉ cư trú/trụ sở: ghi rõ địa chỉ thường trú của cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở của tổ chức.

- Nơi làm việc(nếu có): ghi rõ địa chỉ công ty làm việc, tên công ty.

- Điện thoại liên hệ: ghi rõ số điện thoại của cá nhân hoặc của tổ chức.

Trong phần nội dung ghi rõ các nội dung về các vấn đề cần cam kết. Cuối cùng ghi rõ trách nhiệm về tính chính xác của thông tin nêu trên và ký xác nhận.

4. Trường hợp nào cần bản cam kết?

Các bản cam kết đang được sử dụng trong bất cứ lĩnh vực kinh tế hay đời sống nào đó. Chúng tôi sẽ nhắc đến điển hình trong một số trường hợp cụ thể , người ta  sử dụng giấy cam kết, bản cam kết như:

– Trong quá trình tham gia lao động, bản cam kết xuất hiện khi:

+ Người lao động thực hiện Bản Cam kết để cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng lao động đã ký, đảm bảo về chấp hành nội quy lao động, đảm bảo về thời gian làm việc…

+ Đối với những doanh nghiệp có tuyển dụng người lao động vào để doanh nghiệp tiến hành đào tạo và dạy nghề, cũng có yêu cầu người lao động thực hiện bản cam kết thực hiện công việc về việc sau khi đã hoàn thành các khóa học đào tạo nghề để sẽ làm việc ngay tại doanh nghiệp đó.

+ Đối với những doanh nghiệp có ủy quyền hay cử người lao động đi sang bên nước ngoài để tu nghiệp, đào tạo học tập nhằm nâng cao các kiến thức về bản thân, có yêu cầu những người lao động cần phải làm bản cam kết sau để khi hoàn thành khóa học tại nước ngoài họ sẽ phải tiếp tục làm việc cũng như hoạt động tại doanh nghiệp này.

– Trong quá trình thực hiện mua bán đất đai, người bán đất thực hiện bản cam kết với người mua đất về việc cam kết đất không có tranh chấp, không nằm trong trường hợp giải toả…

– Trong quá trình thực hiện Cam kết Về việc bảo đảm an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng…

– Trong quá trình mua bán hàng hoá, người bán hàng thực hiện bản cam kết đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp.

Nhìn chung khi để đảm bảo sự tin tưởng, cũng như tạo niềm tin cho Khách hàng thì các chủ thể đều có thể cam kết. Việc thực hiện Bản cam kết vừa mang giá trị pháp lý cao, những nội dung cam kết chính là cơ sở để xác định trách nhiệm trước pháp luật.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về bản cam kết. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo