Chuyên ngành khách sạn là ngành nghề được nhiều sinh viên lượng chọn và đầu ra luôn nằm trong top cao của nhiều trường đại học. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của từ phía sinh viên cũng như là giới trẻ ngày nay. Đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Đối với những sinh viên năm 3, năm tư thì đã bắt đầu đi thực tập tại các khách sạn. Và có một sự thật là có rất nhiều các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán lựa chọn thực tập tại các ủy ban nhân dân các cấp trên cả nước. Tại đây các bạn phải tiến hành viết một bài báo cáo thực tập ngành khách sạn. Vậy Làm thế nào để viết và hoàn thành được bài báo cáo thực tập này. Mẫu báo cáo thực tập ngành khách sạn được quy định như thế nào? Một số tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập ngành khách sạn. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Báo cáo thực tập ngành khách sạn là gì?
Báo cáo thực tập khách sạn là báo cáo mà sinh viên cần hoàn thành sau thời gian thực tập tại khách sạn kết thúc. Đó là bản tổng hợp ghi lại những trải nghiệm, kỹ năng trong quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế.
2. Tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập ngành khách sạn
2.1. Báo cáo thực tập tại khách sạn Kỳ Hòa
Tên đề tài: “Báo cáo thực tập tại khách sạn Kỳ Hòa”
Bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi ta cần phải có kinh nghiệm, có thể xử lý bất cứ tình huống nào có thể xảy ra. Khi thực tập tại khách sạn Kỳ Hòa, sinh viên có thể quan sát quan sát cách xử lý tình huống với khách hàng của các nhân viên dày dặn kinh nghiệm, từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
Tải xuống báo cáo thực tập khách sạn 3 sao tại đây!
2.2. Báo cáo thực tập khách sạn Hòa Bình
Tên đề tài: “Báo cáo thực tập khách sạn Hòa Bình”
Khách sạn Hòa Bình là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn, uy tín được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế lựa chọn là điểm lưu trú. Trải qua thời gian thực tập tại khách sạn Hòa Bình giúp bạn sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, để phục vụ cho công việc của mình trong tương lai.
Bài báo cáo thực tập khách sạn này là ghi nhận khái quát của bạn sinh viên về cơ sở thực tập, mời các bạn tham khảo:
2.3. Báo cáo thực tập tại khách sạn JW Marriott
Tên đề tài: “Báo cáo thực tập tại bộ phận housekeeping tại khách sạn JW Marriott”
Trong quá trình thực tập tại khách sạn JW – một trong số ít những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế- sinh viên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, các thuật ngữ chuyên ngành.
Vừa học tập, vừa thực hành, sinh viên sẽ nắm được tầm quan trọng của bộ phận Housekeeping trong khách sạn, từ đó không ngừng trau dồi bản thân để có thể đảm nhiệm tốt công việc sau này.
Nội dung đầy đủ của mẫu báo cáo thực tập khách sạn như sau:
3. Thực hành viết báo cáo thực tập nhà hàng khách sạn
Để viết được một bản báo cáo thực tập nhà hàng khách sạn hoàn chỉnh, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:
- Tổng quan về cơ quan thực tập: Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Giới thiệu chung về bộ phận nhà hàng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của bộ phận nhà hàng.
- Quy mô, hình thức hoạt động kinh doanh của bộ phận nhà hàng.
- Công tác tổ chức đón tiếp, quy trình phục vụ khách tại bộ phận nhà hàng.
- Trình bày công việc được phân công trong thời gian thực tập tại bộ phận nhà hàng.
- Kết luận và nêu nhận xét, đánh giá, kiến nghị của bản thân.
4. Một số kiến thức liên quan đến ngành nhà hàng khách sạn
4.1. Khái niệm nhà hàng và kinh doanh nhà hàng
Nhà hàng là cơ sở phục vụ ăn uống nghỉ ngơi, giải trí cho khách du lịch và những người có khả năng thanh toán cao với những hành động và chức năng đa dạng. Việc kinh doanh nhà hàng có một số hoạt động chính như:
- Về hoạt động: Các nhà hàng hoạt động gần như cả ngày đối với các nhà hàng thuộc khuôn viên khách sạn.
- Về chức năng: Nhà hàng không chỉ phục vụ ăn uống với tất cả các bữa mà còn phục vụ theo yêu cầu của khách.
- Về hình thức phục vụ: Phong phú và đa dạng, tùy theo thực đơn của nhà hàng hoặc yêu cầu của khách hàng.
- Về vị trí của nhà hàng: Rất khác nhau, nhưng đa số những nhà hàng khách sạn đều nằm ngay trong khuôn viên khách sạn đó.
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí cho khách nhằm mục đích có lãi.
- Hoạt động sản xuất vật chất: Chế biến thức ăn, đồ uống cho khách.
- Hoạt động lưu thông: Bán các sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán.
- Hoạt động tổ chức phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ sản phẩm (thức ăn, đồ uống) tại chỗ và cung cấp các dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi thư giãn cho khách.
4.2. Chức năng của nhà hàng
a. Chức năng sản xuất
- Chức năng sản xuất là việc tổ chức chế biến các món ăn, thức uống phục vụ khách.
- Chức năng sản xuất là quan trọng nhất vì nó tạo ra sản phẩm mới, tăng giá trị của sản phẩm (sản xuất gắn với nhu cầu của từng đối tượng tiêu dùng) và tổ chức tiêu dùng tại chỗ.
- Để làm tốt chức năng này nhà hàng phải tổ chức cung ứng nguyên liệu, vật liệu đúng chủng loại, số lượng, chất lượng theo yêu cầu của thực đơn và kế hoạch kinh doanh.
b. Chức năng bán sản phẩm
- Chức năng bán sản phẩm là việc bán sản phẩm do nhà hàng sản xuất ra và các hàng hóa chuyển bán cho khách hàng.
- Để thực hiện chức năng này, nhà hàng cần có được thực đơn thích hợp với yêu cầu của khách và có thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp và phương thức bán hàng các nhau.
c. Chức năng phục vụ
- Chức năng phục vụ là việc nhà hàng tổ chức phục vụ để khách ăn uống tại chỗ.
- Để thực hiện tốt chức năng này, nhà hàng phải có đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, nắm được tâm lý ăn uống của khách và có phong cách phục vụ tốt. Đồng thời phòng ăn được trang bị đầy đủ dụng cụ ăn uống cần thiết và trang trí phù hợp với loại hình nhà hàng.
d. Sản phẩm của nhà hàng
Sản phẩm của nhà hàng là sản phẩm đặc biệt là được chia thành 2 loại:
- Sản phẩm là các loại đồ ăn thức uống do nhà hàng tự sản xuất chế biến, hàng chuyển bán hoặc mua của các nhà sản xuất khác để phục vụ khách.
- Sản phẩm là cách dịch vụ phục vụ món ăn, đồ uống cho khách. Các dịch vụ này cần có con người với kỹ năng nghề nghiệp giỏi, tính chuyên môn cao, có khả năng giao tiếp tốt, biết cách ứng xử với khách trong mọi tình huống.
e. Vai trò của nhà hàng trong khách sạn
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng là nơi cung cấp các món ăn đồ uống cho khách. Chính vì vậy nhà hàng đóng góp một phần rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Nhà hàng trong khách sạn là một trong những dịch vụ thiết yếu, là điều kiện để tạo ra tính hấp dẫn, thu hút khách đến với khách sạn, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn.
Trên đây là bài viết về Tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập ngành khách sạn mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận