Phần mềm MISA là phần mềm kế toán giúp đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện các nghiệp vụ như kho bạc, tiền mặt, tiền gửi, vật tư hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền lương, mua hàng, bán hàng, hóa đơn, công nợ, thuế, tổng hợp. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp nội dung liên quan đến Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MISA hành chính sự nghiệp.
1. Phần mềm MISA cập nhật các chế độ, chính sách mới của nhà nước
- Thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
- Nghị định 11/2020/ NĐ-CP Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho Bạc nhà nước
- Thông tư 324/2016/TT-BTC Quy định hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước
- Thông tư 99/2018/ TT-BTC hướng dẫn báo cáo tài chính của đơn vị kế toán Nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
- Thông tư 77/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Nhà nước
- Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý và tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định, tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Thông tư 76/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi
- Nghị định 119/2018 NĐ-CP Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MISA hành chính sự nghiệp
2.1 Hạch toán nhận dự toán phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA
Bước 1: Vào Mục Kho bạc chọn Nhận dự toán
- Chọn Đầu năm
– Khai báo thông tin về quyết định giao dự toán đầu năm
- Nhập các thông tin chung: Ngày quyết định, Số quyết định, Chương, Diễn giải.
- Nhập thông tin chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
– Nhấn vào dòng Chỉ tiêu thì phần mềm mặc định Nguồn tương ứng với TK Nợ. Dựa vào tính chất nguồn để mặc định sẵn TK Nợ tương ứng:
- Nguồn kinh phí thường xuyên
- Nguồn kinh phí không thường xuyên
- Nguồn kinh phí không chọn: để trống tài khoản.
– Nhập số dự toán được giao vào cột Số tiền.
– Chọn Nhóm mục chi; Tài khoản NH, KB; CTMT, DA.
– Trường hợp chọn Theo quý hoặc Theo tháng
- Nhập số dự toán chi tiết theo từng kỳ
- Trường hợp phân bổ đều số dự toán theo từng kỳ thì chọn Tự động phân bổ / Có trên thông báo
– Chọn Cất
- Chọn Bổ sung (làm thao tác như trên)
2.2 Rút dự toán phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA
Vào mục Kho bạc chọn Rút dự toán chuyển khoản
– Khai báo thông tin về chứng từ Rút dự toán chuyển khoản kho bạc
- Đơn vị trả tiền: CTMT (nếu có), Tài khoản số
- Đơn vị nhận tiền: Đơn vị nhận, Địa chỉ, Nộp vào TK, Diễn giải
- Thông tin chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ
- Chi tiết chứng từ: Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục, Số tiền
– Chọn Cất/Đồng ý
2.3 Thu tiền gửi
Vào mục Tiền gửi chọn Thu tiền gửi
– Chọn Lập phiếu chi/Phiếu chi nộp tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
– Khai báo thông tin chứng từ trên Phiếu chi nộp tiền vào ngân hàng, kho bạc
- Thông tin chung: Người nhận, Địa chỉ, Lý do chi, Nộp vào TK.
- Chứng từ: Ngày Phiếu chi, Ngày hạch toán, Số phiếu chi, Số giấy báo có.
- Chi tiết chứng từ: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần), TK Nợ, TK Có, Số tiền.
- Chọn Đồng ý
Phần mềm kế toán có xu hướng phát triển ngày càng rộng mở của phần mềm này hiện nay và trong tương lai vẫn sẽ là một điểm sáng để tiếp tục phát triển. Hiểu được xu thế chung đó, ACC đang trong quá trình xây dựng ý tưởng, dự định phát triển ở lĩnh vực phần mềm kế toán với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, giúp cho công việc đặc thù của kế toán được vận hành một cách thuận lợi và tăng độ chính xác cao hơn.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MISA hành chính sự nghiệp”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận