Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, việc thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là bước đầu tiên và quan trọng giúp nhà đầu tư quản lý dòng tiền một cách minh bạch và hiệu quả, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật. Bài viết này sẽ giới thiệu các quy định về mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, cung cấp cái nhìn chi tiết về yêu cầu và thủ tục cần thiết, giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội và phát triển bền vững.

I. Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: "19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam." Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài (doanh nghiệp hoặc cá nhân) bỏ tài sản hoặc vốn đầu tư vào Việt Nam theo những hình thức mà pháp luật đề ra.

mo-tai-khoan-von-dau-tu-truc-tiep-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.png

Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài

II. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN có quy định về khái niệm tài khoản vốn đầu tư trực tiếp như sau:

“5. "Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.”

Theo đó, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện.

Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN.

III. Quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm những doanh nghiệp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bao gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP).

2. Một nhà đầu tư nước ngoài được mở tối đa bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN thì khi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam theo khoản 1 Điều này cần đáp ứng điều kiện sau:

(1) Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;

(2) Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép;

(3) Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài có thể mở thêm 1 tài khoản 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép trước đó đã mở tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ;

(4) Riêng đối với dự án PPP, hợp đồng BBC thì nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản đầu tư riêng biệt cho mỗi dự án mà không phân biệt có cùng một ngân hàng được phép hay không.

Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định được số tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mà một nhà đầu tư nước ngoài được mở. Theo đó, không có giới hạn tối đa về số lượng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mà một nhà đầu tư có thể mở. Nhà đầu tư có quyền mở bất kỳ số lượng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nào mà họ thấy phù hợp với nhu cầu và chiến lược đầu tư của mình, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và các quy định của các cơ quan quản lý tài chính liên quan.

3. Quy định khi đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền doanh nghiệp sử dụng

Trường hợp thực hiện các khoản vay nước ngoài mà đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng để mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở thêm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

4. Quy định về thay đổi ngân hàng được phép nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thay đổi ngân hàng được phép nơi mở tài khoản vốn trực tiếp thì phải thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác.

Bước 2: Chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây sang tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới, sau đó đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây.

Bước 3: Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN sau khi hoàn tất các bước trên.

quy-dinh-ve-thay-doi-ngan-hang-duoc-phep-noi-mo-tai-khoan-von-dau-tu-truc-tiep.png

Quy định về thay đổi ngân hàng được phép nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp 

5. Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Cụ thể là: 

Bước 1: Khi có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức mở tài khoản thanh toán lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên, gửi đến Ngân hàng Nhà nước nơi đề nghị mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng Ngân hàng mà Quý khách hàng dự định đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, nhưng nhìn chung hồ sơ thường sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu;

Các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: Điều lệ, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;

Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.

Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính;

Bước 3: Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:

(1) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

(2) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đầy đủ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết

(3) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.

(4) Doanh nghiệp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN phải thực hiện đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở;

Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú có sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp này thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong các trường hợp sau:

- Sau khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp hoặc phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp này xuống dưới 51%;

- Sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

thu-tuc-mo-tai-khoan-von-dau-tu-truc-tiep.png

Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp 

6. Thủ tục đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Theo đó, Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN và Thông tư 16/2020/TT-NHNN) quy định về việc đóng tài khoản thanh toán như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư (chủ tài khoản) gửi văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán và chủ tài khoản phải đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán.

Bước 2: Sau khi đóng tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tài khoản.

Bước 3: Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản.

IV. Một số câu hỏi thường gặp

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại những ngân hàng nào ở Việt Nam?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhà đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ gì để mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?

Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, và các tài liệu liên quan theo hướng dẫn của ngân hàng nơi mở tài khoản.

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp có thể được sử dụng cho những mục đích nào?

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được sử dụng để thực hiện các giao dịch như góp vốn, mua cổ phần, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, và các giao dịch tài chính khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp có bị hạn chế không?

Việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và cần có chứng từ hợp lệ, nhưng không bị hạn chế nếu tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Ngân hàng có trách nhiệm gì trong việc quản lý tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài?

Ngân hàng có trách nhiệm giám sát và báo cáo các giao dịch, số dư tài khoản, và các thông tin liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý khác.

Nhà đầu tư có phải báo cáo định kỳ về hoạt động của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp không?

Có, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về báo cáo định kỳ về các giao dịch và số dư tài khoản theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Nếu có sai phạm trong việc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư sẽ bị xử lý như thế nào?

Nhà đầu tư có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và đầu tư nước ngoài.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo