Chắc hẳn bạn đọc đã ít nhất một lần từng nghe qua cụm từ "Tài khoản phong tỏa", thậm chí có những người đã từng rơi vào trường hợp này, tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu đúng và rõ ràng về vấn đề này. Tài khoản phong tỏa là gì? Phải làm gì khi tài khoản bị phong tỏa? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp bạn đọc phân tích và tìm hiểu.
1. Tài khoản phong tỏa là gì?
Phong tỏa là bao vây một khu vực hay một địa phận nào đó, làm nó bị cô lập, cắt đứt mọi giao thông liên lạc với bên ngoài.
Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm tài khoản phong tỏa, mà căn cứ vào khái niệm phong tỏa ở trên, có thể hiểu: Tài khoản phong tỏa là khái niệm chỉ số tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính có thẩm quyền khóa một phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Theo nghị định 64/2001/NĐ-CP thì tài khoản tiền gửi phong tỏa là tài khoản tiền gửi thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ khi:
- Có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác.
Tài khoản phong tỏa là gì
2. Lý do tài khoản bị phong tỏa
Quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản ngân hàng, cụ thể ở đây là thẻ tín dụng, các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Khách hàng vi phạm quy định của nhà nước về tài chính, tín dụng
- Có dấu hiệu gian lận, không minh bạch trong hoạt động thanh toán
- Các chủ tài khoản thanh toán chung có phát sinh tranh chấp tài khoản
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn
- Khách hàng bị mất thẻ tín dụng hoặc bị lộ thông tin tài khoản thẻ
Khách hàng sẽ có nguy cơ bị phong tỏa tài khoản thanh toán thẻ tín dụng nếu thuộc một trong những trường hợp trên. Nếu không phải là nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì bạn nên chú ý, hạn chế tối đa những tình huống tiền trong thẻ bị phong tỏa do lỗi của mình.
3. Vấn đề pháp lý khi tài khoản phong tỏa
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, ngân hàng đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về vụ việc này.
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành 5 bản, trong đó 1 bản được giao ngay cho người bị buộc tội, 1 bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án, 1 bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
4. Phải làm gì khi tài khoản phong tỏa?
Để chấm dứt phong tỏa tài khoản theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, quý bạn đọc cần đáp ứng một trong các điều kiện:
- Thời hạn phong tỏa của số tiền đã kết thúc (thời hạn được quy định từ ban đầu khi bắt đầu phong tỏa) theo thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản/các đồng chủ tài khoản và ngân hàng.
- Cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán trước đó.
- Tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung đã có văn bản thông báo chấm dứt tranh chấp về tài khoản chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Tài khoản phong tỏa là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện các giao dịch trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
-
Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận