Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình là gì?

Tài khoản 211 là gì và phương pháp hạch toán tài khoản 155 như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách hạch toán tài khoản 211 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Tài Khoản 211

Tài khoản 211

1. Tài khoản 211 là gì?

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình là tài khoản dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Trong đó, tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

Tham khảo Cách hạch toán hao mòn tài sản cố định [Chi tiết 2022]

2. Kết cấu của tài khoản 211

Bên Nợ:

- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài sản cố định do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.

Bên Có:

- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...

- Nguyên giá của tài sản cố định giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;

- Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.

Tham khảo Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định [2022]

3. Phương pháp hạch toán tài khoản 211

3.1. Hạch toán mua tài sản cố định

Tham khảo Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định (Cập nhật 2022)

Trường hợp mua tài sản cố định thông thường, kế toán định khoản như sau:

Nợ tài khoản 211

Nợ tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các tài khoản 111, 112, 331,… 

Có tài khoản 341 – vay và nợ thuê tài chính (nếu vay ngân hàng để mua tài sản cố định)

Lưu ý là các chi phí như vận chuyển, chạy thử,… cũng sẽ được tính vào nguyên giá tài sản cố định. 

Trường hợp mua tài sản cố định theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán ghi

Nợ tài khoản 211, 213

Nợ tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

Có các tài khoản 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ).

Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Có tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Lưu ý: Nếu khi mua tài sản cố định nhận kèm thiết bị phụ tùng, kế toán phải đánh giá xem chúng có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định không. Nếu có thì ghi nhận tăng tài sản cố định (nợ tài khoản 211); nếu không thì ghi nhận vào tài khoản 153 – công cụ dụng cụ

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, thì nguyên giá tài sản cố định bao gồm cả phần thuế GTGT này.

Nếu tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, thì phải tách riêng giá trị quyền sử dụng đất hạch toán vào tài khoản 213 – tài sản cố định vô hình

3.2. Hạch toán Bán tài sản cố định

Khi không còn nhu cầu sử dụng tài sản cố định hoặc tài sản đã xuống cấp, hỏng hóc không còn giá trị sử dụng, doanh nghiệp sẽ tiến hành bán hay thanh lý tài sản cố định. Các nguyên tắc cần ghi nhớ trong nghiệp vụ này như sau:

Phải ghi giảm tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định

Thu nhập và chi phí từ hoạt động này không thuộc vào nhóm “hoạt động SXKD thường xuyên của DN”, do đó phải sử dụng tài khoản 811, tài khoản 711

Cách hạch toán nhượng bán, thanh lý tài sản cố định như sau:

Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:

Nợ tài khoản 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý tài sản cố định

Có tài khoản 711: Trị giá thanh lý tài sản cố định chưa có thuế GTGT

Có tài khoản 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có)

Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá tài sản cố định:

Nợ tài khoản 214: Trị giá hao mòn tài sản cố định hữu hình

Nợ tài khoản 811: Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình thanh lý

Có tài khoản 211, 213

Khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ tài khoản 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định

Có các tài khoản 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định.

3.3. Sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

Trường hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định mà không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá

Nếu phân bổ ngay trong 1 kỳ:

Nợ tài khoản 621, 622, 627

Có tài khoản 111, 112, 331…

Nếu phân bổ trong nhiều kỳ, kế toán đưa vào chi phí trả trước

Nợ tài khoản 242

Có tài khoản 111, 112, 331,…

Sau đó định kỳ phân bổ dần

Nợ tài khoản 627, 641, 642,…

Có tài khoản 242

Trường hợp nâng cấp làm tăng nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi

Nợ tài khoản 211

Có tài khoản 111, 112, 331, 241

3.4. Xử lý tài sản cố định thừa/thiếu

tài sản cố định phát hiện thừa

– Nếu tài sản cố định phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định để ghi tăng tài sản cố định theo từng trường hợp cụ thể,

Nợ tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình

Có các tài khoản 241, 331, 338, 411,…

– Nếu tài sản cố định thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng tài sản cố định hữu hình, kế toán còn phải trích khấu hao bổ sung vào chi phí SXKD hoặc trích bổ sung hao mòn đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

tài sản cố định phát hiện thiếu 

– Kế toán phải xác định nguyên giá, hao mòn của tài sản cố định bị mất để ghi giảm tài sản cố định và xử lý giá trị còn lại của tài sản cố định. Định khoản:

Nợ tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn)

Nợ các tài khoản 111, 112, 334, 1388 (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình.

3.5. Một số trường hợp hạch toán tài sản cố định khác

tài sản cố định được biếu, tặng, tài trợ: Nợ tài khoản 211, Có tài khoản 711

tài sản cố định tự sản xuất: Nợ tài khoản 211, Có tài khoản 154, 155

tài sản cố định nhận từ tổng công ty (không phải thanh toán): Nợ tài khoản 211 (nguyên giá), Có tài khoản 214 (hao mòn)

Có tài khoản 336, 411 (giá trị còn lại)

Mang góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết bằng tài sản cố định: Nợ các tài khoản 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại), Nợ tài khoản 214 – số khấu hao đã trích, Nợ tài khoản 811 – số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định, Có tài khoản 211 – nguyên giá, Có tài khoản 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định).

4. Tài khoản cấp 2 của tài khoản 211

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...

- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.

- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.

- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại tài sản cố định là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.

- Tài khoản 2118 - tài sản cố định khác: Phản ánh giá trị các loại tài sản cố định khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.

5. Câu hỏi thường gặp

Khi mua tài sản cố định có kèm theo thiết bị phụ tùng thì có được ghi nhận trong tài khoản 211?

Nếu khi mua tài sản cố định nhận kèm thiết bị phụ tùng, kế toán phải đánh giá xem chúng có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định không. Nếu có thì ghi nhận tăng tài sản cố định (nợ tài khoản 211); nếu không thì ghi nhận vào tài khoản 153 – công cụ dụng cụ.

Tại sao phải xác định nguyên giá của tài sản cố định?

Giá trị tài sản cố định hữu hình được phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định khác nhau.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC đối với tài khoản 211?

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn hạch toán tài khoản 211 với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Tài khoản 211 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Tài khoản 211 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo