Tài khoản 155 là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Tài khoản 155 là gì và phương pháp hạch toán tài khoản 155 như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách hạch toán tài khoản 155 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Tài Khoản 155

Tài khoản 155

1. Tài khoản 155 là gì?

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, Tài khoản 155 là một tài khoản kế toán dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.

Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ).

Tham khảo Cách thức hạch toán giá vốn hàng bán theo quy định [2022]

2. Kết cấu của tài khoản 155

Bên Nợ:

- Trị giá của thành phẩm nhập kho;

- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;

- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Tham khảo Cách hạch toán chi phí trả trước theo quy định [Mới nhất 2022]

3. Phương pháp hạch toán tài khoản 155

Đối với tài khoản 155 có thể được hạch toán theo những cách sau đây:

3.1. Hạch toán tài khoản 155 bằng phương pháp kê khai thường xuyên

Tham khảo Phương pháp kê khai thường xuyên là gì? - Luật ACC

Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc cho bên ngoài gia công sẽ được tính như sau:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có Tk 154 – 155 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Khi xuất kho thành phẩm để bán kế toán cần phản ánh được giá vốn của thành phẩm xuất bán, cách tính như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155 – Thành phẩm

Xuất kho thành phẩm gửi đi bán hay xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi sẽ được tính như sau:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 155 – Thành phẩm

Đối với các thành phẩm đã bán nhưng bị trả lại sẽ được tính như sau:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp

Có các TK 111, 112, 131, … ( tức tổng giá trị của hàng bán bị trả lại)

Lưu ý: Đối với thành phẩm đã bán bị khách hàng trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sẽ phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán của hàng hóa khi chưa có thuế GTGT

Khi kế toán sản phẩm tiêu dùng nội bộ sẽ được tính như sau:

Nợ các TK 641, 642, 241, 211

Có TK 155 – Thành phẩm

Trong trường hợp xuất kho thành phẩm chuyển cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp sẽ được tính như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155 – Thành phẩm

Đối với các trường hợp xuất kho thành phẩm để đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh hay doanh nghiệp liên kết thì sẽ được tính như sau:

Nợ các TK 221, 222

Nợ TK 811 – Chi phí khác ( đây là chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)

Có TK 155 – Thành phẩm

Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).

3.2. Hạch toán tài khoản 155 bằng phương pháp kiểm kê định kỳ

Ở đầu kỳ, kế toán căn cứ kết quả kiểm kê thành phẩm đã kết chuyển ở cuối kỳ trước để kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 tức Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155 – Thành phẩm

Đến cuối kỳ kế toán sẽ căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho để kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

4. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 155

Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.
Giá gốc thành phẩm không bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
- Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
Việc tính giá trị thành phẩm xuất kho được thực hiện theo một trong ba phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; Phương pháp Nhập trước - Xuất trước.

5. Câu hỏi thường gặp liên quan đến tài khoản 155

Các chi phí không được tính vào giá gốc thành phẩm?

Chi phí bảo quản hàng tồn kho

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Các phương pháp hạch toán tài khoản 155?

Đối với tài khoản 155, bạn có thể hạch toán tài khoản 155 bằng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc bằng  phương pháp kiểm kê định kỳ.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC?

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn hạch toán tài khoản 155 với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Tài khoản 155 cập nhật năm 2022. Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Tài khoản 155 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo