Tài khoản 1331 là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Tài khoản 1331 là gì và phương pháp hạch toán tài khoản 1331 như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách hạch toán tài khoản 1331 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Tài Khoản 155

1. Tài khoản 1331 là tài khoản gì?

Tài khoản 1331 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 133 - tài khoản Thuế GTGT được khấu trừ.

Tài khoản 1331 là tài khoản mà Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ; phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

Tham khảo Hướng dẫn điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế

2. Nội dung, kết cấu tài khoản 133 theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Nội dung: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

Kết cấu: tự học xuất nhập khẩu

+ Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng

+ Bên Có: 

Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

Thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu, giảm giá;

Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

- Dư cuối kỳ:

Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hoặc số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.

TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.

+ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định.

Tham khảo Cách hạch toán giảm thuế GTGT được khấu trừ

3. Phương pháp kế toán tài khoản 133

Thông tư 133 không đề cập đến cách hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu cho tài khoản này, do đó bạn đọc có thể tham khảo cách xử lý các nghiệp vụ hay gặp theo Thông tư 200 như sau:

Tham khảo Cách kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán (Cập nhật 2021)

Mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ các TK 152 (hoặc TK 153 - TK 156 - TK 211 - TK 213 - TK 217 - TK 611) - giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331 - TK 1332)

Có TK 111 (hoặc TK 112 - TK 331) - tổng giá thanh toán.

Mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào SXKD có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ các TK 621 (hoặc TK 623 - TK 627 - TK 641 - TK 642 - TK 241 - TK 242) - giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331)

Có TK 111 (hoặc TK 112 - TK 331) - tổng giá thanh toán.

Mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua kho) có thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá mua chưa thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 (hoặc TK 112 - TK 331) - tổng giá thanh toán.

Nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm: tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển

Nợ TK 152 (hoặc TK 153 - TK 156 - TK 211)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường

Có TK 111 (hoặc TK 112 ...)

Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331 - TK 1332)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

Hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất

Kế toán căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 111 (hoặc TK 112 - TK 331) - tổng giá thanh toán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)

Có TK 152 (hoặc TK 153 - TK 156 - TK 211 ...) - giá mua chưa thuế GTGT.

Không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:

Nợ TK 152 (hoặc TK 153 - TK 156 - TK 211 - TK 213 ...) - giá mua chưa thuế GTGT

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có TK 111 (hoặc TK 112 - TK 331 ...).

Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (chi tiết TK 1331 - TK 1332).

Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111 (hoặc TK 334 ...) - số thu bồi thường

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).

Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

Phần dư có 3331 còn lại là số thuế GTGT phải nộp trong tháng.

Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ

Nợ các TK 111 (hoặc TK 112 ...)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

4. Câu hỏi thường gặp

Điểm khác biệt về quy định tài khoản 133 trong Thông tư 133/2016 và Thông tư 200/2014?

Thông tư 133 quy định về nguyên tắc hạch toán tài khoản 133 nhìn chung tương tự Thông tư 200, tuy nhiên có những điểm khác biệt như sau:

- Bên có TK 133 theo quy định của Thông tư 133 bổ sung thêm thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu

- Tài khoản 1332 theo quy định của Thông tư 133: là thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định, phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

Trường hợp không thể hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào? 

Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC?

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn hạch toán tài khoản 1331 với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Tài khoản 1331 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Tài khoản 1331 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo