Tái hòa nhập cộng đồng là gì? (Cập nhật 2024)

Ảnh minh họa tái hòa nhập cộng đồng là gì?
Ảnh minh họa tái hòa nhập cộng đồng là gì?

Có nhiều người vì những phút lầm lỡ mà phải chịu trách nhiệm do mình đã gây ra - hình phạt tù. Tục ngữ Việt Nam có câu “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”nếu những đối tượng này biết ăn năn hối lỗi về hành vi mình đã gây ra thì họ xứng đáng được tha thứ và không đước phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù. Chính vì vậy mà tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2019 quy định như sau: “Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện.” Vậy tái hòa nhập cộng đồng trong điều khoản này nghĩa là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới Tái hòa nhập cộng đồng là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để tìm câu trả lời nhé!

1. Tái hòa nhập cộng đồng là gì?

Theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng (Nghị định số 49/2020), thì tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ của rất nhiều cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương. Việc tổ chức tái hòa nhập cộng đồng giúp người chấp hành xong hình phạt tù có khả năng thích ứng nhanh hơn với cuộc sống xã hội, rút ngắn thời gian hòa nhập cộng đồng của họ; đồng thời giúp họ có điều kiện tạo lập cuộc sống của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng cũng sẽ góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn ngừa tình trạng tái phạm.

Đọc thêm bài viết Tái phạm là gì? (Cập nhật 2022)

Tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù được hiểu là một quá trình trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức pháp luật, tâm lý, kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ khi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho đến khi họ đã thật sự trở về với cuộc sống xã hội nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội dưới sự tác động, giúp đỡ tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân người đã phạm tội.

2. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm

- Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý;

- Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;

- Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1 Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng từ đâu?

- Kinh phí nhà nước cấp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam được thành lập theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức thành lập các quỹ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù vay vốn học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật:

  •  Đối với khoản đóng góp là tiền: cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng số tiền đóng góp; trường hợp khoản đóng góp bằng ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác phải tổ chức bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan, tổ chức được tiếp nhận;
  •  Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật: cơ quan, tổ chức tiếp nhận thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi bảo quản đảm bảo an toàn để sử dụng;
  •  Đối với khoản đóng góp phi vật chất: cơ quan, tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành;
  •  Việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phải được lập kế hoạch, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức theo quy định tài chính hiện hành.

3.2 Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp nào?  

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây:

- Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng;

- Dạy nghề, giải quyết việc làm;

- Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý;

- Các biện pháp hỗ trợ khác: 

  •  Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
  •  Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  •  Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
  •  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

5. Căn cứ pháp lý

- Luật thi hành án hình sự năm 2019;

- Nghị định số 49/2020/NĐ-CP.

 

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi Tái hòa nhập cộng đồng là gì? (Cập nhật 2023). Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định pháp luật có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo