Trong thời đại ngày nay, tái định vị doanh nghiệp là chủ đề được nhiều doanh nghiệp, thậm chí là những doanh nghiệp lớn quan tâm khi thị trường không ngừng biến đổi. Tái định vị doanh nghiệp là một trong những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên không phải bất kỳ cuộc tái định vị nào cũng suôn sẻ, thành công. Phụ thuộc vào chiến lược tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp như thế nào, có phù hợp hay không. Vậy Chiến lược tái định vị thương hiệu như thế nào? Doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược như thế nào cho an toàn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.
1. Tái định vị thương hiệu là gì?
Định vị là quá trình tìm kiếm bản chất của thương hiệu trong tâm trí khách hàng (xác định vị trí).
Tái định vị thương hiệu hiểu đơn giản là hoạt động xác định lại vị trí của thương hiệu trên thị trường, trong tâm trí khách hàng và với các đối thủ cạnh tranh. Đó là thay đổi định vị thương hiệu theo một hướng mới, thay đổi tính chất, đặc trưng của thương hiệu, từ bỏ tính chất cũ, và sử dụng tính chất mới phù hợp hơn với thị trường.
Hoạt động tái định vị là cần thiết kể cả đối với những thương hiệu đã tồn tại lâu dài và có nhiều sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng. Tái định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp vẫn giữ lại được các yếu tố khiến khách hàng yêu mến nhưng đồng thời nâng cấp thương hiệu theo hướng phù hợp hơn với thị trường kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Nhìn chung có nhiều cách hiểu về tái định vị thương hiệu, nhưng tựu chung lại, tái định vị thương hiệu là một quá trình thay đổi hình ảnh của thương hiệu đó trong nhận thức của người tiêu dùng. Có thể là đưa ra cái tên mới, biểu tượng mới, hoặc thay đổi thiết kế,.. Việc tái định vị thương hiệu luôn là tạo một bản sắc riêng, mới mẻ và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
2. Khi nào cần tái định vị thương hiệu?
Thị trường và khách hàng tiềm năng luôn không ngừng thay đổi, nhu cầu của khách hàng cũng vậy, do đó mà tái định vị là một hoạt động cần thiết đặc biệt với những thương hiệu có bề dày lâu năm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể tiến hành tái định vị thương hiệu. Vậy thì thời điểm nào doanh nghiệp cần phải tái định vị thương hiệu?
Một số thời điểm cần phải tái định vị thương hiệu:
- Bối cảnh kinh doanh thay đổi, một số yếu tố của thương hiệu cũ đã không còn phù hợp nữa
- Nhu cầu và thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu có sự thay đổi, cần điều chỉnh định vị cho phù hợp
- Thương hiệu đã đi hết một vòng đời thương hiệu và cần phải được làm mới
- Doanh nghiệp không còn dựa trên lợi thế cạnh tranh trước đây, mà phát triển theo lợi thế cạnh tranh mới.
Khi mà doanh số, thị phần thương hiệu giảm trong một thời gian dài là thời điểm mà doanh nghiệp cần định vị lại thương hiệu của mình.
3. Chiến lược tái định vị thương hiệu
Trước khi tiến hành tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp phải xác định rõ xứ mệnh, giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới là gì. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến sự khác biệt trong thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Để thực hiện tái định vị một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp tiến hành phải lựa chọn một chiến lược đúng đắn, chính xác, phải phù hợp với thương hiệu. Mỗi chiến lược sẽ là cơ sở để xác định trọng tâm của chiến dịch mới. Có thể là tập trung vào người tiêu dùng, doanh nghiệp cạnh tranh hoặc là công chúng. Đồng thời bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải xem xét tới chiến lược tái định vị có thật sự khả thi hay không, đã có đầy đủ mục tiêu, thời gian triển khai và ngân sách chưa.
Chiến lược tái định vị thương hiệu cũng cần phải nhất quán để đảm bảo thương hiệu phát triển, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xem xét một số mục tiêu sau:
- Mục tiêu doanh số: sản lượng bản và doanh thu bán.
- Mục tiêu thị phần: tỷ lệ doanh số thương hiệu so với sản lượng và giá trị của thị trường.
- Mục tiêu tăng trưởng: tỷ lệ tốc độ phát triển của thương hiệu trên tốc độ phát triển của cả thị trường.
Một số chiến lược có sẵn:
- Sự tham gia của người tiêu dùng - mọi người muốn tham gia vào thương hiệu: Để thực hiện được chiến lược này, các doanh nghiệp phải làm thay đổi các sàn phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Phải tìm ra điều mà nhóm khách hàng mục tiêu muốn.
- Bản sắc - khía cạnh quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu là tạo cho doanh nghiệp một bản sắc riêng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải thay đổi thương hiệu theo hướng thay đổi logo, khẩu hiệu, màu sắc, nhân viên… Mọi thứ này đều phải được gắn kế với nhau và tạo nên một bản sắc thống nhất mà người tiêu dùng hiểu được.
- Tinh thần cho đi - thế giới thay đổi theo chiều hướng mong đợi các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và chấp nhận tinh thần cho đi. Tổ chức có trách nhiệm cải thiện phúc lợi của xã hội. Để sử dụng tốt chiến lược này, doanh nghiệp có thể có quan hệ với các đối tác là tổ chức từ thiện trong quảng cáo của mình.
Một khi chiến lược đã được lựa chọn, hãy thực hiện nó. Việc tái định vị thành công khi doanh nghiệp nhận thấy doanh số, thị phần ổn định hoặc tăng lên.
Tóm lại, tái định vị thương hiệu là một hoạt động cần thiết cho quá trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Có một chiến lược tái định vị thương hiệu đúng đắn, chính xác là bước tiến phát triển mạnh cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tái định vị thương hiệu cần phải đảm bảo yếu tố mới, phù hợp và không được quá lỗi thời trong thời gian ngắn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chiến lược tái định vị thương hiệu, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Công ty Luật ACC rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc cho các Quý bạn đọc thân mấn. Trân trọng !
Nội dung bài viết:
Bình luận