Tái đầu tư là gì? (Cập nhật 2024)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm, nhằm mục đích đạt được những hiệu quả, lợi nhuận kinh tế. Vậy tái đầu tư là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết.

tái đầu tư là gì

tái đầu tư là gì

1. Tái đầu tư là gì?

Tái đầu tư được hiểu là việc sử dụng cổ tức, tiền lãi hay bất kì hình thức lợi nhuận, hình thức cung cấp thu nhập khác nhận được từ một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu, hoặc các đơn vị khác, đầu tư lại cái mình đã đầu tư thay vì nhận các khoản phân phối bằng tiền mặt.

2. Đặc trưng của tái đầu tư

Tái đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:

- Việc tái đầu tư được thực hiện khi một nhà đầu tư sử dụng tiền thu được từ một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác của cùng một khoản đầu tư.

- Tiền đầu tư thu được có thể bao gồm bất kì hình thức phân phối nào được chi trả từ khoản đầu tư bao gồm cổ tức, tiền lãi liên quan đến quyền sở hữu đầu tư. Nếu không tái đầu tư, thì những khoản tiền này sẽ được trả lại cho nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt. Doanh nghiệp xã hội luôn tái đầu tư trở lại hoạt động của chính họ.

- Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư: Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.

Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%)

Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức), trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức được tính bằng cổ tức tiền chia cho lợi nhuận.

3. Quy định về tái đầu tư

Điều 67 Luật Đầu tư 2020 quy định về sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

- Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

- Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

- Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

4. Yếu tố để tái đầu tư hiệu quả

Để tái đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

- Tính rủi ro của các dự án, chương trình mà mình định đầu tư:

+ Rủi ro bên ngoài: Ví dụ tình hình chính trị, kinh tế, chiến tránh, xung đột, rủi ro về khách hàng hoặc nhà cung cấp, rủi ro về công nghệ vận hành,...

+ Rủi ro bên trong: Ví dụ như vấn đề nhân lực, các đối tác góp vốn tiến hành rút vốn, vấn đề điều hành, quản lý dự án,...

- Phải đầu tư xây dựng nguồn nhân lực, tài lực, vật lực trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh thì như vậy mới đạt hiệu quả. 

- Không nên sử dụng hết tất cả lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư. Bởi khi thực hiện tái đầu tư, chủ đầu tư cần phân biệt rõ đâu là nguồn sinh ra lợi nhuận chính, đâu là nguồn đầu tư rủi ro để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn.

- Nên tập trung tái đầu tư về nhân lực

Nhân viên phù hợp với doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, tài sản này cũng cần được đầu tư để gia tăng giá trị và lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư lại chưa nhìn nhận ra vấn đề này, chưa chú trọng đầu tư vào vấn đề nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp thiếu ổn định, nhân viên không gắn bó, chi phí tuyển dụng và đào tạo tăng cao, dễ dàng dẫn đến việc không hoạt động hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Tái đầu tư được quy định như thế nào?

Điều 67 Luật Đầu tư 2020 quy định về sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

- Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

- Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

- Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

Tái đầu tư là gì?

Tái đầu tư được hiểu là việc sử dụng cổ tức, tiền lãi hay bất kì hình thức lợi nhuận, hình thức cung cấp thu nhập khác nhận được từ một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu, hoặc các đơn vị khác, đầu tư lại cái mình đã đầu tư thay vì nhận các khoản phân phối bằng tiền mặt.

Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh?

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư.

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người...

Đặc trưng của tái đầu tư là gì?

Một là, tái đầu tư diễn ra khi một nhà đầu tư sử dụng tiền thu được phân phối từ quyền sở hữu của một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác của cùng một khoản đầu tư.

Hai là, tiền thu được từ hoạt động này có thể bao gồm bất kì hình thức phân phối nào được chi trả từ khoản đầu tư bao gồm cổ tức, tiền lãi … liên quan đến quyền sở hữu đầu tư. 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề tái đầu tư là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo