Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì? Có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh nói chung? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?
Tái cơ cấu (Reengineering) doanh nghiệp là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v...) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình.
2. Nội dung của tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?
Tái cơ cấu là việc sắp xếp lại, tiến hành cơ cấu lại mô hình của các tổ chức; trong đó có các doanh nghiệp. Với việc xây dựng lại toàn bộ sơ đồ cơ cấu tổ chức, thậm chí thay đổi bề mặt, có tính hình thức các phòng ban chức năng, thay tên gọi.
Nội dung của tái cơ cấu quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc. Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý, tái cấu trúc lại các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tái cơ cấu thường quan tâm đến việc xem xét các hệ thống lập kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản trị chuỗi cung, quản trị thông tin, hệ thống quản trị nhân lực, hệ thống quản trị tài chính và quản trị quan hệ khách hàng...
3. Tại sao cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp?
Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp cần phải được cân nhắc, xem xét thường xuyên theo định kỳ, nếu không có khả năng sẽ mất cân bằng trong hệ thống. Thế nhưng vấn đề này còn được xuất phát từ những nguyên nhân như: Tại sao cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần tái cấu trúc vì áp lực bên ngoài, thích nghi với môi trường thương mại thay đổi. Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với việc tăng trưởng, phát triển của mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài.
4. Khi nào cần tái cơ cấu doanh nghiệp?
Một doanh nghiệp khi xuất hiện các dấu hiệu sau chứng tỏ là thời điểm cần thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Dấu hiệu nhóm bề mặt bao gồm: Doanh số giảm, thị phần hẹp, hoạt động sản xuất, kinh doanh chậm, mất lợi thế về cạnh tranh, không kiểm soát được,…
- Dấu hiệu nhóm cận mặt: Nó có liên quan trực tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh nhưng không có sự hợp tác giữa các bộ phận, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, sản phẩm chất lượng kém, tiếp thị không hiệu quả, nhiều hàng tồn,…
- Dấu hiệu ở nhóm giữa: Dấu hiệu này không làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh thế nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp, dần đều đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.
- Ví dụ về tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhân lực yếu, các phòng không phối hợp với nhau, người lãnh đạo không có khả năng quản lý, các vấn đề của công ty không giải quyết được,…
- Dấu hiệu nhóm sâu: Trong các dấu hiệu thì nhóm sâu là khó nhận biết nhất. Bởi vì nó phụ thuộc phần lớn vào ban quản trị của mỗi công ty. Ví dụ: Công ty không có triết lý kinh doanh, không có mục tiêu dài hạn, không có văn hóa chung, ban quản trị đưa ra đường lối sai, không nhìn ra rủi ro tiềm ẩn,..
5. Các câu hỏi thường gặp
Công ty Luật nào cung cấp dịch vụ uy tín và tốt hiện này?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ pháp lý là bao lâu?
Thường từ 01 - 03 ngày làm việc
Chi phí cung cấp dịch vụ của ACC là bao nhiêu?
Tuỳ vào từng hồ sơ cụ thể thì mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết chi tiết hơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận