Tài chính xanh là gì? Sản phẩm tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng.

Tài chính xanh đang tạo ra những thay đổi tích cực trên khắp thế giới. Nó đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Vậy, tài chính xanh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nó.Tài chính xanh là gì? Sản phẩm tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng.

Tài chính xanh là gì? Sản phẩm tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng.

1. Tài chính xanh là gì?

    Tài chính xanh hay còn gọi là Green Finance là hướng đến việc thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực tài chính đồng thời đồng lòng với mục tiêu phát triển bền vững rộng lớn hơn. Mặc dù không có một định nghĩa chính thống và phổ biến về tài chính xanh, nhưng nó thường được hiểu như sau:” Tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các tổ chức tài chính, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước (UNEP, 2016). Điều này có nghĩa là các tổ chức tài chính được khuyến khích phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thúc đẩy sự bền vững môi trường và góp phần giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường.” 

Hơn nữa, Tài chính xanh bao gồm việc hỗ trợ tài chính hướng tới sự phát triển xanh bằng cách giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa (Chowdhury và cộng sự, 2013). Điều này bao gồm các công cụ và cơ chế tài chính khác nhau khuyến khích đầu tư vào các dự án và hoạt động thân thiện với môi trường, từ đó thúc đẩy chuyển đổi sang một nền kinh tế giảm carbon và bền vững.

2. Các yếu tố cơ bản xây dựng tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng

     Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính xanh đã trở thành một phần không thể tách rời của chiến lược phát triển bền vững. Các yếu tố cơ bản của tài chính xanh trong ngân hàng bao gồm như: 

  • Các hoạt động cho vay và đầu tư dựa trên thị trường
  • Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, quản trị tài sản
  • Các khoản cho vay và đầu tư tài chính liên quan đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh, tạo ra thị trường xanh, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng carbon thấp. Đồng thời, các chính sách phát triển tài chính xanh thường được gắn liền với các thỏa thuận và hiệp ước bảo vệ môi trường ở các cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia, và ngay cả ở cấp độ của từng ngân hàng. Mặc dù các chính sách này thường không có tính bắt buộc, nhưng sự cam kết đối với phát triển bền vững đã tạo động lực mạnh mẽ để các quốc gia và các tổ chức ngân hàng theo đuổi chúng. Việc này không chỉ góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững trên toàn cầu.

3. Sản phẩm tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng 

    Dưới đây là một số sản phẩm tài chính xanh trong hệ thống ngân hàng được phát triển cho cả cá nhân và doanh nghiệp, cụ thể như sau: 

Sản phẩm tài chính xanh dành cho cá nhân:

  • Tài khoản tiết kiệm: Khách hàng tham gia các chiến dịch xanh, không sử dụng tài liệu giấy và phần trăm lợi nhuận được đóng góp cho các tổ chức hỗ trợ tăng trưởng xanh.
  • Thẻ tín dụng: Khách hàng được hưởng ưu đãi như chiết khấu, tích lũy điểm khi thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường.
  • Quỹ: Khách hàng có thể đầu tư vào các công ty xanh hoặc các công ty tham gia các hoạt động giảm thiểu khí thải nhà kính, mong muốn một lợi nhuận cố định và bảo vệ môi trường.
  • Bảo hiểm: Bảo hiểm xe đạp với phí bảo hiểm được giảm khi thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường.
  • Khoản vay khách hàng cá nhân: Dành cho cá nhân khi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như xe đạp, các loại xe giảm tiêu thụ các-bon.

Sản phẩm tài chính xanh dành cho doanh nghiệp:

  • Khoản vay thông thường: Ngân hàng tư nhân cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.
  • Khoản vay công: Khoản vay để hỗ trợ việc lắp đặt máy phát điện năng lượng mặt trời, phát triển năng lượng tái tạo và hợp lí hoá việc sử dụng năng lượng.
  • Bảo lãnh công: Bảo lãnh cho các khoản vay dùng để tài trợ cho công nghệ xanh, sản phẩm xanh và các doanh nghiệp xanh, giúp các doanh nghiệp truy cập nguồn vốn khi không có tài sản thế chấp.
  • Quỹ công cộng: Là sự kết hợp giữa các nhà đầu tư tư nhân và công, nhằm đầu tư vào các doanh nghiệp xanh. Quỹ này phù hợp với các doanh nghiệp xanh do rủi ro thấp và lợi nhuận cao.
  • Bảo hiểm công: Bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch xuất khẩu và thỏa thuận tín dụng của các doanh nghiệp xanh.
Tài chính xanh (Hình ảnh minh hoạ)

Tài chính xanh (Hình ảnh minh hoạ)

4. Các quy định pháp luật về tài chính xanh ở Việt Nam

    Để thúc đẩy sự phát triển của tài chính xanh và hướng tới một nền kinh tế bền vững, Việt Nam đã không ngừng cải thiện và hoàn thiện khung pháp lý liên quan. Cụ thể dưới đây:

  • Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, đây là một bước đầu tiên quan trọng để khơi nguồn và tạo động lực cho việc thúc đẩy tài chính xanh trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. 
  • Đến ngày 01/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đặt ra mục tiêu cơ bản là đóng góp vào việc cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, và đạt được sự thịnh vượng kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Mục tiêu lớn nhất của chiến lược là hướng tới một nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào việc giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
  • Một số văn bản pháp lý quan trọng đã được ban hành như: Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Ngoài ra, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 cũng đã được ban hành để điều chỉnh và bổ sung chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thúc đẩy tài chính xanh ở Việt Nam.



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo