Dự án FDI hay dự án có vốn đầu tư nước ngoài không phải cụm từ xa lạ đối với nhiều bạn đọc, các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc “Tài chính vi mô là gì ”. Do đó, trong bài viết này, ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết về “Tài chính vi mô là gì theo quy định pháp luật hiện hành” như sau:
1. Tài chính vi mô là gì
Đối với câu hỏi “Tài chính vi mô là gì”, ACC xin được giải đáp như sau:
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo, người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng khó tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
2. Tổ chức tài chính vi mô là gì
Sau khi tìm hiểu về “Tài chính vi mô là gì”, ACC xin được phân tích thuật ngữ tổ chức tài chính vi mô như sau:
Theo Điều 4.5 Luật các tổ chức tín dụng thì “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”
3. Trả lời câu hỏi liên quan đến tài chính vi mô
3.1. Hình thức tổ chức của tổ chức tài chính vi mô là gì
Theo Điều 6.6 và Điều 87 Luật các Tổ chức tín dụng thì Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đồng thời, cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.2. Điều kiện cấp giấy phép của tổ chức tài chính vi mô là gì
Do bản chất hoạt động ngân hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các tổ chức muốn hoạt động kinh doanh trong ngành nghề này cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Một trong số đó là được cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước quy định. Bạn đọc có thê tham khảo thêm Mục 1 Chương 2 Thông tư 03/2018/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018
3.3. Thành viên, vốn góp, cơ cấu tổ chức, địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô là gì
Theo Điều 88 Luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước quy định việc tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của tổ chức, cá nhân nước ngoài; số lượng thành viên góp vốn; tỷ lệ sở hữu vốn góp, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vào tổ chức tài chính vi mô; giới hạn về cơ cấu tổ chức mạng lưới, địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Mặt khác, thành viên, cơ cấu tổ chức, tỷ lệ sở hữu vốn góp, địa bàn hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô được hướng dẫn bởi Điều 17, Điều 18, Điều 29 và Điều 34 Thông tư 03/2018/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018. Cụ thể như sau:
Đối với thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô thì pháp luật quy định
- Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổ chức trong nước, cá nhân trong nước, ngân hàng nước ngoài.
- Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 (năm) thành viên trong đó có ít nhất một thành viên là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Đối với cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô thì pháp luật quy định
- Tổ chức tài chính vi mô phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Đối với địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô thì pháp luật quy định
- Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
- Việc chuyển đổi mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
- Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
4. Kết luận về tài chính vi mô là gì
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Tài chính vi mô là gì . Tất cả ý kiến tư vấn trên của chúng tôi Tài chính vi mô là gì đều dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi pháp lý nào thì vui lòng liên hệ đến ACC Group để được tư vấn, giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận