Tái cấu trúc doanh nghiệp lúc này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhất là khi đại dịch Covid 19 khiến cho nhiều doanh nghiệp với lối vận hành trước đây không đáp ứng được nhu cầu khi môi trường kinh doanh và xã hội thay đổi. Vì thế, tái cấu trúc doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng cần thiết để đánh giá và đưa doanh nghiệp trở lại trạng thái hoạt động hiệu quả.
Tái cấu trúc doanh nghiệp
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp tiếng Anh là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp trong tiếng Anh là “Corporate Restructuring”.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp ở hiện tại và sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản, đây là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng cấu trúc cũ. Việc tái cấu trúc này có mục đích là để khắc phục những yếu kém nội tại khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, việc làm này còn giúp doanh nghiệp làm mới mình để hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng chiến lược trước đó.
Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các khía cạnh trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực, các hoạt động, quá trình và các nguồn lực khác. Quy trình tái cấu trúc cũng có thể được triển khai cục bộ tại một hoặc nhiều mảng hoạt động của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là cải thiện năng xuất của bộ phận đó.
Tham khảo Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2022)
2. Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc?
Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ thông qua đánh giá 4 nhóm dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt
Đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất: doanh số giảm, tài sản thất thoát, thị phần thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh,…
Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt
Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm các biểu hiện liên quan đến kết quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm không ổn định, khách hàng khiếu nại nhiều, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả, công nợ nhiều, tồn kho cao,…
Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa:
Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh như: chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém,…
Các dấu hiệu này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể phát triển.
Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu
Đây là những dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị,…
Nếu ban quản trị định hướng sai đường, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.
Tham khảo Cơ cấu nợ là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
3. Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp
Tham khảo Mẫu hợp đồng tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp - Luật ACC
Bước 1: Xác định rõ ràng tình trạng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần nắm rõ, thống kê và xác định được vấn đề dẫn đến trì trệ, lỏng lẻo ở đâu hay bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.
Sau khi đã xác định chính xác tình trạng của doanh nghiệp mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Đây không chỉ là mục tiêu chung mà cần chia cụ thể mục tiêu riêng cho từng nhóm và từng bộ phận.
Phạm vi tái cấu trúc phải bao trùm được hết những lỗ hổng trong hệ thống và cách vận hành.
Bước 2: Lập ra bản kế hoạch chi tiết
Doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất mới có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.
Bước 3: Xác định phương thức tiếp cận
Khi lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp, việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo kiểu “cuốn chiếu”. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự rõ ràng trong việc thực hiện tái cấu trúc.
Bước 4: Triển khai kế hoạch theo từng bước
Sau khi mỗi bước của kế hoạch được hoàn thành, cần liên tục đánh giá về độ hiệu quả của và xem xét đã phù hợp chưa, có cần điều chỉnh ở đâu không.
Bước 5: Vận hành hệ thống mới và thực hiện đánh giá định kỳ
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ cần có những đợt đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có mức độ hiệu quả như thế nào, đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đã đề ra hay chưa.
4. Phương thức tái cấu trúc doanh nghiệp
Chia theo lĩnh vực mà việc tái cấu trúc hướng đến, tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm những phương thức sau:
Tái cấu trúc cơ cấu các hoạt động. Đây là việc điều chỉnh các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động. Khi môi trường kinh doanh biến động, doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt tình hình để ứng biến phù hợp. Việc điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn, dài hạn các chiến lược, ngành nghề, sản phẩm hay địa bàn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn khó khăn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường.
Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy. Đây là việc tái cấu trúc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh. Ví dụ, khi cần cắt giảm chi phí nhân sự để thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc bằng việc giảm mức phân cấp, thu hẹp nhân viên, thiết kế lại vị trí công việc và thay đổi mối quan hệ báo cáo.
Tái cấu trúc tài chính có thể thực hiện bằng nhiều cách. Ví dụ, công ty có thể thay đổi mô hình vốn chủ sở hữu, thay đổi mô hình sở hữu chéo, thay đổi quy trình xử lý nợ và nắm giữ vốn của chủ sở hữu theo cách phù hợp. Việc điều tiết này sẽ giúp duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và phát triển thị trường. Việc tái cấu trúc tài chính thường phức tạp và đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tái cấu trúc nguồn lực, tái cấu trúc thể chế,…để thích nghi với môi trường kinh doanh biến động.
5. Câu hỏi thường gặp về tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cơ cấu khác với tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là thay đổi, sắp xếp lại cách tổ chức qua một sơ đồ, hệ thống các phòng ban khác nhau, đồng thời thể hiện được tên gọi mới hay những phân cấp mới trong doanh nghiệp, cùng với đó là chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới,…giúp nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tái cơ cấu thường được dùng trong các ngành cơ quan thuộc Nhà nước.
Doanh nghiệp thường phải làm gì sau quy trình tái cấu trúc?
Để vượt qua những rủi ro khi thực hiện tái cấu trúc, doanh nghiệp cần phải giải quyết triệt để 3 vấn đề sau đây:
Giải quyết nguồn lao động dư thừa
Phân bố lại bộ máy nhân sự
Tạo lại động lực làm việc cho nhân viên
Ai là người thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp?
Việc tái cấu trúc là một quá trình phức tạp được thực hiện bởi toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp. Các lãnh đạo cấp cao sẽ đề ra kế hoạch tái cấu trúc, sau đó phòng ban và nhân viên sẽ phối hợp với nhau để tiến hành thực hiện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một hoạt động cần thiết để mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp về tái cấu trúc doanh nghiệp, hy vọng quý khách hàng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nội dung bài viết:
Bình luận