Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng được nhiều người tìm hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập một số thông tin chi tiết có liên quan như tái cấp vốn là gì? Đặc điểm của tái cấp vốn là gì? Phân loại các hình thức tái cấp vốn. Hy vọng những thông tin bổ ích sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Tái cấp vốn là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Đây là một trong những chính sách công cụ tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2. Đặc điểm của tái cấp vốn
Hoạt động tái cấp vốn có một số đặc điểm như sau:
+ Về bản chất, tái cấp vốn là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều tiết khối lượng tiền lưu thông.
+ Việc tái cấp vốn chỉ thực hiện với các ngân hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện nhất định:
- Các ngân hàng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Có đơn xin vay.
- Không có dư nợ quá hạn tại ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định pháp luật.
+ Mức tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ , kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không quá 70% mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
+ Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất trên hợp đồng tín dụng giữa các bên.
3. Hình thức tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
- Chiết khấu giấy tờ có giá;
- Các hình thức tái cấp vốn khác.
3.1. Tái cấp vốn theo hình thức cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá
Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Một số lưu ý khi vay bằng hình thức này:
- Quy định lãi suất sẽ được ngân hàng công bố theo từng thời kỳ.
- Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng không được phép vay vượt quá số tiền mà giấy tờ có giá trị làm đảm bảo.
- Thời hạn cầm cố giấy tờ có giá trị không quá 12 tháng và không vượt quá thời gian sử dụng của giấy tờ có giá khi cầm cố.
3.2. Tái cấp vốn theo hình thức chiết khấu giấy tờ có giá
Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn (mua với kỳ hạn dưới 1 năm) các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu giấy tờ có giá có 2 trường hợp như sau:
- Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo đó, Ngân hàng nhà nước sẽ xác định giá trị của giấy tờ có giá thời điểm đó và mua hẳn giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp..
- Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng nhà nước sẽ đồng ý chiết khấu theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.
Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến tái cấp vốn là gì. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây - ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận